Vận động tài chính bầu cử Mỹ 2020 - cuộc đua nhiều ẩn số
Thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders (bang Vermont) đã trở thành người dẫn đầu phe Dân chủ với số tiền vận động cho quỹ tranh cử của mình là 18,2 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền đó cũng trở nên “mờ nhạt” hơn rất nhiều so với con số 30 triệu USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump mang về cho quỹ của mình trong quý đầu tiên này. Và trong khi vẫn còn sớm trong chu kỳ bầu cử thì những con số gây quỹ trên là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh của mỗi ứng cử viên trong cuộc chạy đua đắt giá này.
Dưới đây là một số “người chiến thắng và thua cuộc” từ cuộc vận động tài chính cho quý đầu tiên năm 2019.
*Những người chiến thắngThị trưởng Pete Buttigieg - thành phố South Bend, bang Indiana: Ông Pete Buttigieg, một ứng cử viên Dân chủ được biết đến với quan điểm ủng hộ hôn nhân đồng tính đã chính thức bước vào cuộc chạy đua vào Nhà Trắng khi vận động được 7 triệu USD trong quý đầu tiên năm 2019.
Trong khi đó, một số hy vọng khác của đảng Dân chủ đã vượt qua ông về số tiền vận động được – con số đã phản ánh đúng mức độ quan tâm của cử tri đối với một người lần đầu tham gia cuộc chạy đua này. Thị trưởng Buttigieg chỉ chi khoảng 685.000 USD trong quý đầu tiên và kết thúc tháng Ba với 6,4 triệu USD vận động được - một dấu hiệu cho thấy ứng cử viên này đã vận động được số tiền với tốc độ nhanh và tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với số tiền đã bỏ ra (chỉ khoảng hơn 10%).
Thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders: Ông Sanders đứng đầu trong phe Dân chủ khi thu về hơn 18 triệu USD trong khoảng sáu tuần sau khi khởi động chiến dịch vào giữa tháng 2/2019.
Với quy mô quyên góp trung bình là 20 USD và khoảng 900.000 người đóng góp, Thượng nghị sĩ bang Vermont cho thấy ông có lợi thế trong số các nhà vận động tài trợ. Chiến dịch của ông Sanders chỉ tiêu tốn hơn 27% số tiền đã bỏ ra - một tỷ lệ đốt tương đối thấp cho một ứng cử viên có khả năng gây quỹ dày dặn kinh nghiệm. Ông kết thúc quý đầu tiên với gần 15,7 triệu USD tài khoản trong ngân hàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump: Ủy ban chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã nhận được hơn 30 triệu USD trong ba tháng đầu năm 2019, giúp ông có một khoản tài trợ khổng lồ 40 triệu USD trong hơn một năm rưỡi trước ngày bầu cử.
Những tổng thống đương nhiệm có nhiều lợi thế trong việc gây quỹ và Tổng thống Trump bắt đầu thu về những khoản tiền ủng hộ cho chiến dịch tái tranh cử của mình sớm hơn so với những người tiền nhiệm ở Nhà Trắng. Tuy nhiên, gần 99% số tiền quyên góp cho quỹ vận động của ông Trump có được là từ các khoản đóng góp nhỏ (200 USD trở xuống).
Thượng nghị sĩ Dân chủ Kamala Harris: Bà Harris đứng ở vị trí thứ hai trong số những người vận động nhiều tiền nhất của đảng Dân chủ với 12 triệu USD. Bà cũng có tỷ lệ “đầu tư” tương đối thấp với mức chi tiêu chiếm khoảng 36% so với số tiền vận động được, khi kết thúc tháng Ba với gần 9 triệu USD trong ngân hàng.Khả năng gây quỹ này cho thấy bà Harris có đủ khả năng phát triển chiến dịch gây quỹ của mình khi bước vào giai đoạn chạy đua khốc liệt, bắt đầu vào tháng 2/2020.
Cựu hạ nghị sĩ Dân chủ Beto O’Rourke: Ông O’Rourke đã tham gia cuộc đua tổng thống vào cuối quý đầu tiên năm 2019, đã làm kinh ngạc các nhà quan sát chính trị với một cuộc gây quỹ lớn khi vận động được số tiền lên tới 9,4 triệu USD chỉ trong vòng 18 ngày. Điều ấn tượng hơn nữa, là số tiền ông O’Rourke bỏ ra chỉ chiếm 27% so với con số thu về - tỷ lệ giúp ông đứng ngang hàng với ứng cử viên hàng đầu Sanders.
*Những người thất bạiThượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren: Bà Warren đã tự “định vị” mình không chỉ là một nhà lãnh đạo trong số các ứng cử viên Dân chủ mà còn ở sự “thuần khiết” trong chiến dịch vận động tài chính, khi cam kết không nhận tiền của ủy ban hành động chính trị của công ty mà còn đối với các công ty vận động PAC.Bà Warren đã kiếm được khoảng 6 triệu USD trong quý đầu tiên năm 2019 – con số dường như trở nên khiêm tốn đối với một ứng cử viên có đủ 3 tháng vận động như bà, đồng thời trái ngược với những người khác tham gia cuộc chạy đua muộn hơn, thậm chí còn vào giữa quý.
Tuy nhiên, điều đáng ngại hơn tỷ lệ giữa chi và thu của bà ở mức rất cao, khi đã phải bỏ ra tới 5,2 triệu USD trong chiến dịch vận động của mình – chiếm hơn 80% và là tỷ lệ cao nhất đối với bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc chạy đua.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Kirsten Gillibrand: Bà Gillibrand chỉ thu về số tiền ủng hộ cho chiến dịch của mình chưa tới 3 triệu USD, một mức rất thấp so với các ứng cử viên của Thượng viện trong cuộc chạy đua tổng thống năm 2020.
Trong một bản ghi nhớ của Thời báo New York tuần này, chiến dịch của bà Gillibrand cho rằng một lý do khiến tổng số tiền gây quỹ thấp có thể là do phản ứng dữ dội của bà trong năm 2017 khi kêu gọi cựu Thượng nghị sĩ Al Franken (Dân chủ, bang Minnesota) từ chức giữa các cáo buộc về “hành vi tình dục sai trái”.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo khác cho bà Gillibrand đó là chiến dịch vận động đã tiêu tốn khoảng 80% so với số đóng góp được - một trong những mức chi tiêu cao nhất trong bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc chạy đua năm 2020.
Cựu hạ nghị sĩ Dân chủ John Delaney: Cựu Hạ nghị sĩ đến từ bang Maryland đã úp mở rằng ông dự định tự tài trợ phần lớn cho cuộc chạy đua tổng thống năm 2020 của mình. Báo cáo gây quỹ quý đầu tiên của ông chứng minh kế hoạch này của ông thậm chí còn rõ ràng hơn.
Ông Delaney, người đã tuyên bố tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng từ tháng 7/2017, đã tự cho mình vay 11,7 triệu USD trong ba tháng đầu năm 2019, trong khi thu về chưa tới 435.000 USD - số tiền nhỏ nhất trong số các ứng cử viên trong cuộc chạy đua. Mặc dù có khối tài sản cá nhân khổng lồ, song mức ủng hộ nhỏ nhoi này cũng là một dấu hiệu cho thấy ông Delaney không đạt được bất kỳ một động lực nào cho cuộc chạy đua này./.
- Từ khóa :
- bầu cử mỹ
- mỹ
- bầu cử mỹ 2020
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mỹ sẽ áp thuế lên các sản phẩm phô mai Hà Lan
09:30' - 22/04/2019
Tại thành phố Gouda, các nhà sản xuất phô mai Hà Lan đang lo lắng về việc Mỹ sẽ áp đặt thuế quan lên mặt hàng này.
-
Hàng hoá
Thông tin về đàm phán thương mại Mỹ-Trung chi phối thị trường nông sản
08:23' - 22/04/2019
Giá đậu tương giảm hơn 1% do thiếu các thông tin mới về cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gửi gắm thông điệp tới Triều Tiên qua Tổng thống Hàn Quốc
10:18' - 21/04/2019
Kênh truyền hình CNN của Mỹ dẫn nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có một thông điệp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn gửi tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Sẽ không có hiệp định thương mại Mỹ - Anh nếu Brexit gây ra nhiều đảo lộn
21:26' - 18/04/2019
Sẽ không có cơ hội cho hiệp định thương mại Mỹ - Anh nếu Brexit phá hỏng thỏa thuận “Thứ Sáu tốt lành”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.