Vận hành và điều tiết nước có hiệu quả
El Nino đợt này (từ 2014 đến nay) là một đợt mạnh và kéo dài kỷ lục, dự báo đến giữa năm 2016 mới chấm dứt.
Đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu nước trên phần lớn các khu vực ở Việt Nam như hiện nay. Đặc biệt, là khu Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long...
Từ đầu mùa khô đến nay, lượng mưa thiếu hụt phổ biến từ 30-50% so với trung bình nhiều năm. Một số nơi hầu như không có mưa, thiếu hụt trầm trọng từ 80-100% như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ quả của nó là dòng chảy trên hầu hết các sông, suối từ khu vực miền trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long đều suy giảm nghiêm trọng, nhiều nơi đạt mức thấp kỷ lục. Kéo theo đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước, kể cả nước sinh hoạt…
Điều đó cũng chứng minh trên thực tế, tài nguyên nước bị tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất trước diễn biến của biến đổi khí hậu, kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế và môi trường. Chính vì vậy, quản lý, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên nước có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt như hiện nay.
Để bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên nước trước hết cần tập trung đưa Luật Tài nguyên nước mới vào cuộc sống bằng các biện pháp quyết liệt hơn, thực thi mạnh mẽ chế tài để bảo đảm pháp luật được thực thi bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật.
Cụ thể là công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; triển khai các biện pháp giám sát việc bảo đảm thực thi pháp luật về tài nguyên nước, nhất là đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước có tác động mạnh mẽ đến nguồn nước như các hồ chứa, các cơ sở xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm nước, bằng việc áp dụng công nghệ tự động, liên tục, trực tuyến.
![](https://image.bnews.vn/MediaUpload/Org/2016/03/31/100324_ttxvn-2208-tra-khuc.jpg)
![](https://image.bnews.vn/MediaUpload/Org/2016/03/31/100324_ttxvn-2208-tra-khuc.jpg)
Cùng với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước là triển khai quy hoạch tài nguyên các lưu vực sông liên tỉnh và của các địa phương; tăng cường nguồn lực cho điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu và dự báo, cảnh báo sớm về diễn biến mưa, lũ, dòng chảy, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm về nguồn nước trên các lưu vực sông.
Việc vận hành điều tiết nước để chống lũ, cấp nước cho hạ du bằng công nghệ tự động, trực tuyến phải được thực thi, giám sát có hiệu quả.
Tài nguyên nước liên quan đến nhiều quốc gia nên cần vận động, hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn thực hiện khai thác, sử dụng công bằng hợp lý nguồn nước chung, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các quốc gia theo các nguyên tắc, chuẩn mực chung của Công ước quốc tế và Hiệp định Mê Kông.
Trước hết, là việc vận hành các hồ chứa nước trên dòng chính sông Mê Kông và các dòng nhánh để điều tiết nước cho hạ du, bảo đảm dòng chảy tối thiểu đến từng quốc gia có chung nguồn nước; trong đó, có vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện những biện pháp toàn diện về chống hạn, xâm nhập mặn, Chính phủ đã có Nghị quyết, Chỉ thị và tổ chức nhiều hội nghị để bàn biện pháp, triển khai thực hiện các giải pháp công trình, phi công trình nhằm thực hiện các biện pháp trước mắt cũng như lâu dài.
Các địa phương và cả hệ thống chính trị đang tập trung cho công tác chống hạn, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia theo dõi sát diễn biến thời tiết; tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn.
Cục Quản lý tài nguyên nước cũng tổ chức nhiều đoàn công tác liên ngành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các chủ hồ và các địa phương thực hiện theo đúng Quy trình liên hồ đã được Thủ tướng ban hành, đồng thời tổ chức kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh, xử lý những trường hợp không tuân thủ nghiêm túc Quy trình.
Việc các chủ hồ thực hiện nghiêm túc Quy trình các hồ chứa cộng với sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương thì việc cân đối nguồn nước được trữ từ các hồ chứa, bảo đảm điều tiết cung cấp đủ nước cho khu vực hạ du của 11 lưu vực sông lớn, quan trọng vẫn được bảo đảm trong trường hợp hạn hán khắc nghiệt như năm nay.
Về đầu tư các công trình thủy điện, thủy lợi cần bảo đảm hài hòa công tác phòng chống hạn, lũ với các nhiệm vụ của công trình như cấp nước, phát điện...; bảo đảm yêu cầu sử dụng tổng hợp hiệu ích của công trình, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Hiện nay, nhiều công trình, nhất là hồ chứa lớn, quan trọng đã được đầu tư xây dựng trước đây, mặc dù chưa tính toán đến yêu cầu sử dụng tổng hợp nêu trên, nhưng cũng đã được bổ sung nhiệm vụ phòng, giảm lũ, cấp nước cho hạ du.
Các nhiệm vụ này còn được ưu tiên trước cả nhiệm vụ phát điện. Trên nguyên tắc đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông.
Trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay, các hồ đang được vận hành theo quy trình cộng với sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương thì việc cân đối nguồn nước được trữ từ các hồ chứa sẽ bảo đảm cân đối đủ nguồn nước cho hạ du cho đến hết mùa cạn.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là bài học quý báu cho Việt Nam nghiên cứu, học tập để có thể áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Việt Nam đang phối hợp, hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế như Hà Lan, WB, JICA, ADB, KOI KA... để tìm kiếm sự hỗ trợ cả về kinh nghiệm, năng lực, tài chính để thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nhất là vấn đề lũ lụt, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.
Những giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hay những cơ chế điều tiết liên hồ chứa... cũng xuất phát từ kinh nghiệm của quốc tế mà Việt Nam đã thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và đang triển khai cùng là những biện pháp quan trọng để hạn chế tình trạng thiếu nước, khan hiếm nước trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Các đại biểu hiến kế chống hạn mặn
17:26' - 24/03/2016
Trả lời phỏng vấn BNEWS bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm đối phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống chọi với hạn mặn: Phần 1 - Thiên tai lịch sử
10:43' - 17/03/2016
Gần 2 tháng qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên đang gồng mình trước hạn, mặn đợt chống chọi được đánh giá xảy ra sớm và sẽ kéo dài đến giữa năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Lúa chết vì hạn mặn, nông dân phải "lấy tiền bán bò mua rơm cho bò ăn"
10:12' - 16/03/2016
Hạn mặn khiến lúa chết đã dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chăn nuôi không có rơm để cho bò ăn, phải mua rơm cuộn về dự trữ cho bò ăn dần… đợi đến tháng 10 thu hoạch lúa vụ Hè Thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng quốc tế “hiến kế” ứng phó hạn mặn
21:07' - 15/03/2016
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đã gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.