Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
Xuyên suốt qua hơn 1 thập kỷ, mục tiêu xây dựng văn hóa kinh doanh, xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa và trách nhiệm xã hội để củng cố niềm tin, gia tăng sự ủng hộ của cộng đồng người dân, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài của giới doanh nhân, doanh nghiệp luôn được các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt đề cao.
Nghị quyết 09 -NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị đã nêu rõ chủ trương: Đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của đội ngũ doanh nhân, xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Sau đó 10 năm, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhiệm kỳ 2021-2026, cũng ghi: Tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam, hình thành và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp…. Mấu chốt là xây dựng hệ giá trị văn hoá kinh doanh Việt Nam bao gồm các giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc và các giá trị chuẩn mực của thế giới, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững, vì lợi ích con người và cho các thế hệ mai sau.
Quan điểm này nhận được sự ủng hộ và tán dương của đông đảo doanh nghiệp và toàn xã hội. Bởi hơn ai hết, với tâm thế phụng sự xã hội và cộng đồng, mỗi doanh nhân đều từng có những trải nghiệm thấm thía và đều không muốn bị coi là “con buôn” như cách gọi tên, cách bình phẩm từ bao đời nay.
Thẳng thắn nhìn nhận, dù đã có rất nhiều nỗ lực tự khẳng dịnh bằng những đóng góp thúc đẩy tăng trường nền kinh tế; đã có rất nhiều sự ghi nhận về vai trò và tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của đất nước… nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những điều chưa hoàn hảo, khiến họ, các doanh nghiệp, doanh nhân phải chịu nhiều tai tiếng, thị phi.
Lúc sinh thời, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng có lần chia sẻ cùng báo giới, doanh nhân Việt Nam có tài xoay sở nhưng thiếu căn cơ, thường không có sự chuẩn bị kỹ càng mà chỉ đại khái. Người kinh doanh Việt Nam thường dễ hứa hẹn nhưng công việc thực hiện không hiệu quả, nên không giữ được chữ tín. Một người làm thì giỏi nhưng nhiều người làm lại dở. Người kinh doanh Việt Nam rất giỏi thích nghi nhưng ít sáng tạo, nghiên cứu ra sản phẩm của mình. Doanh nhân Việt thường trọng hình thức nhưng lại không quan tâm đầy đủ đến thực chất. Người kinh doanh thường ham cái nhỏ bỏ cái lớn....
Những điểm này thực sự phải thay đổi và sẽ chỉ có thể thay đổi bằng những quy tắc đạo đức, bằng nhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, bằng Tư duy liên tục học hỏi, sáng tạo, hợp tác cùng thắng, cạnh tranh lành mạnh, tránh tư tưởng triệt hạ lẫn nhau; qua đó, xây dựng quan hệ hợp tác lâu bền, tích cực tham gia các mạng lưới liên kết ở phạm vi khu vực hoặc ngành cũng như các hiệp hội ngành nghề...
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) nhấn mạnh, để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng, bồi đắp tính liêm chính trong kinh doanh; làm kinh tế hướng tới tăng trưởng lợi nhuận trong sự cân bằng và hài hòa với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, con người... Tựu trung lại là sự tu dưỡng, bồi đắp đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nhân cần chuyển đổi trong tư duy, nhận thức về kinh doanh. Tư duy luôn quyết định hành động. Khi loại bỏ lối tư duy vì lợi nhuận, cam kết theo đuổi và thực hành kinh doanh nhân văn, kinh doanh có trách nhiệm với tương lai... đó chính là lựa chọn con đường phát triển bền vững.
Doanh nghiệp như vậy có thể đi chậm hơn đối thủ, nhưng đó sẽ là những bước đi vững chắc và sẽ tiến xa trong dài hạn, để có thể trụ vững trên chính sân nhà và xa hơn là vươn ra thế giới. Với 6 quy tắc đạo đức doanh nhân gồm: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường và Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình đều là các phẩm chất đạo đức cơ bản cần có đối với mỗi doanh nhân Việt Nam được khuyến nghị thực hành rộng rãi trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hành các chuẩn mực đạo đức doanh nhân, quy tắc văn hóa doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh tiến bộ vừa có ý nghĩa quốc gia, vừa có ý nghĩa với doanh nghiệp. Song đây cũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Mới đây, Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI) được giao chủ trì xây dựng Đề án “Thúc đẩy xây dựng Đạo đức Doanh nhân, văn hóa kinh doanh trọng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2024 - 2030”. Theo đó, sẽ tập trung nghiên cứu, xác định nội hàm các yếu tố nền tảng phi vật chất của đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được coi là ở cấp độ cao hơn, sâu sắc hơn, mang tính phổ rộng và lan tỏa các giá trị nền tảng đạo đức kinh doanh đối với toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) cho biết thêm, đề án sẽ khuyến khích, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp tích cực xây dựng và áp dụng các chuẩn mực đạo dức kinh doanh; tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội và của cộng đồng doanh nghiệp về thực hiện quy tắc đạo đức doanh nhân, xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam. Qua đó, xây dựng nền tảng con người của văn hóa kinh doanh; đồng thời, nghiên cứu các nền tảng thiết chế văn hóa của giới doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
17 doanh nghiệp được vinh danh nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
15:21' - 28/11/2024
Giải thưởng dành cho những sáng kiến đổi mới, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến thinh vượng và phát triển bền vững.
-
Bất động sản
Vắng bóng căn hộ chung cư thương mại giá bình dân
11:43' - 27/11/2024
Sáng 27/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và Lễ trao chứng nhận dự án đáng sống 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45' - 27/11/2024
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
11:12'
Giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.