VCCI: Khắc phục tình trạng "xin - cho" trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là nội dung mang tính đột phá của Luật Khoáng sản năm 2010.
Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai chưa đạt được nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng. Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Khoáng sản 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố mới đây cho thấy, chỉ có 6 giấy phép được cấp theo hình thức đấu giá trên tổng số 421 giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, chiếm tỷ lệ 1,4%.
Đối với các giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp, có 394 trên tổng số 4.279 giấy phép được cấp theo hình thức đấu giá, chiếm tỷ lệ 9,2%. Đây là những tỷ lệ rất thấp cho thấy đa số các mỏ khoáng sản vẫn được cấp phép chủ yếu theo hình thức “xin-cho”.
Trong khi đó, hiệu quả của việc đấu giá đã được ghi nhận trên thực tế. Giá trúng đấu giá của 6 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cao hơn giá khởi điểm 76%. Nếu mở rộng các trường hợp đấu giá sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho ngân sách; đồng thời, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp.Thực trạng này là do Luật Khoáng sản 2010 đã không quy định rõ tiêu chí khoanh định khu vực đấu giá và khu vực không đấu giá mà lại giao Chính phủ quy định chi tiết. Điều này dẫn đến tình trạng các tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quá rộng và thực tế cho thấy đại đa số các mỏ khoáng sản được xếp vào diện không đấu giá.
Trước tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi). Trên cơ sở tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc sửa đổi Luật Khoáng sản cần tập trung làm rõ các trường hợp bắt buộc phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản ngay trong luật. Định hướng là mở rộng tối đa các trường hợp bắt buộc phải đấu giá, các trường hợp không đấu giá chỉ nên áp dụng rất hạn chế. Cơ quan soạn thảo có đề xuất thẩm quyền xác định khu vực không đấu giá nên chuyển cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thay vì để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như hiện nay, lý do là tránh quá nhiều việc trình lên Thủ tướng.Tuy nhiên, như đã phân tích, nguyên nhân của việc phải trình nhiều văn bản lên Thủ tướng là do tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quá rộng. Nếu giảm được tiêu chí này thì sẽ khắc phục được vấn đề trên. Việc duy trì thẩm quyền của Thủ tướng cũng sẽ là một biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế số lượng mỏ không qua đấu giá.
Đại diện VCCI cũng cho biết đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp phản ánh tình trạng quyền tài sản đối với quyền khai thác khoáng sản không được pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ, mặc dù họ đã phải nộp một số tiền cấp quyền khai thác rất lớn.Thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng quyền khai thác khoáng sản đã được cấp làm tài sản bảo đảm để huy động vốn đầu tư xây dựng công trình mỏ. Đây cũng là thông lệ quốc tế về thực tiễn kinh doanh trong ngành khoáng sản tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, thời gian qua, tại Việt Nam, khi doanh nghiệp muốn thế chấp quyền khai thác khoáng sản để vay vốn đầu tư mỏ thì bị một số cơ quan Nhà nước gây khó khăn. Lý do được đưa ra là vì Luật Khoáng sản không đề cập đến việc bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả quyền thế chấp) đối với quyền khai thác khoáng sản.
Việc tuyên bố rõ ràng và bảo vệ quyền tài sản đối với quyền khai thác khoáng sản của doanh nghiệp, nhất là việc thế chấp để vay vốn trong giai đoạn ngay sau cấp phép sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và có thêm nguồn lực để xây dựng công trình mỏ an toàn, hiện đại, giúp giảm tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và nâng cao khả năng khai thác triệt để nguồn lợi khoáng sản. Vì thế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm các quy định về bảo vệ quyền tài sản đối với quyền khai thác khoáng sản đã cấp cho doanh nghiệp, có thể tiến hành dẫn chiếu sang Bộ luật Dân sự để tạo sự thống nhất, tránh chồng chéo hoặc thiếu sót. Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đưa ra nhiệm vụ phải thu hút được các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khai thác và chế biến khoáng sản.Tuy nhiên, thời gian qua, lĩnh vực khoáng sản của Việt Nam đã không thu hút được các dự án đầu tư lớn, bài bản nhằm tận dụng được nguồn tài nguyên quốc gia. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do pháp luật Việt Nam chưa có được cơ chế bảo hộ thích đáng đối với các doanh nghiệp đầu tư dự án khoáng sản quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài.
Qua trao đổi với các doanh nghiệp khoáng sản, VCCI nhận thấy một trong những nguyên nhân lớn nhất hạn chế đầu tư lớn trong lĩnh vực khoáng sản là rủi ro chính sách. Sự thay đổi chính sách thường xuyên, liên tục theo chiều hướng bất lợi đối với các dự án khoáng sản đã đi vào hoạt động tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.Có doanh nghiệp phản ánh tình trạng các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách đã tăng gấp gần ba lần so với các quy định vào thời điểm cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, như tăng thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, thuế xuất khẩu khoáng sản.
Khoáng sản là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, nên cần có môi trường kinh doanh ổn định mới có thể thu hút được các doanh nghiệp đầu tư bài bản, hiện đại, có khả năng thu hồi triệt để khoáng sản. Nếu các rủi ro chính sách này không được loại bỏ thì sẽ khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chộp giật, cố gắng khai thác những phần quặng giàu, gần mặt đất và bỏ lại tài nguyên khó khai thác hơn. Kinh nghiệm của nhiều lĩnh vực đầu tư khác cho thấy, muốn thu hút đầu tư lớn thì cần giảm rủi ro chính sách cho các dự án này. Việt Nam đang thu hút thành công các dự án đầu tư lớn trong nhiều lĩnh vực khác như chế tạo, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhờ sự ổn định chính sách.Các doanh nghiệp có thể yên tâm các sắc thuế như thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân hay kể cả thuế nhập khẩu sẽ không có sự thay đổi lớn và đột ngột trong một khoảng thời gian dài. Sự ổn định này đã không có trong lĩnh vực khoáng sản trong 10 năm qua.
Thay vì hình thức cấp phép khai thác của Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí lại quy định việc đầu tư khai thác dầu khí được thực hiện theo các hợp đồng giữa Việt Nam và nhà đầu tư.Điều này giúp giảm rủi ro chính sách cho dự án, việc thay đổi các quy định pháp luật sau thời điểm ký hợp đồng (như tăng thuế phí) không tác động tiêu cực đến dự án. Với những cam kết này Việt Nam có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào dự án khai thác dầu khí kéo dài nhiều năm.
Vấn đề bảo hộ đầu tư các dự án lớn luôn cần sự cân bằng giữa hai yếu tố. Một bên là sự ổn định của pháp luật (đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính với ngân sách) nhằm tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư thì họ mới bỏ vốn làm ăn. Bên kia là tự chủ của Nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp luật vì lợi ích công cộng. Nếu không có các biện pháp bảo đảm đầu tư mạnh mẽ hơn thì chắc chắn mục tiêu thu hút đầu tư dự án lớn, kéo dài, công nghệ hiện đại sẽ không đạt được. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung cơ chế bảo đảm đầu tư đối với các dự án khoáng sản lớn, cụ thể như sau: Bảo đảm đầu tư bằng hình thức hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, thay vì hình thức cấp phép, nhằm bảo đảm sự ổn định khi có thay đổi pháp luật.Trong trường hợp có sự thay đổi pháp luật liên quan đến lợi ích công cộng như bảo vệ môi trường, an toàn lao động… nhà đầu tư phải đáp ứng quy định mới. Trong trường hợp có sự thay đổi pháp luật về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với ngân sách thì có thể có cam kết không áp dụng mới các thay đổi bất lợi cho nhà đầu tư trong toàn bộ hoặc 50% thời gian đầu của dự án.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận 11 vị trí mỏ khoáng sản phục vụ thi công cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
10:55' - 28/06/2022
Toàn bộ vị trí mỏ khoáng sản chủ yếu là đất san lấp, đá và cát xây dựng có tổng diện tích khoảng 170ha, thuộc địa bàn thành phố Bảo Lộc và các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà (Lâm Đồng).
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.