Về việc báo Mỹ nhận định Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới
Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã trình bày báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới 2020, qua đó cung cấp một cái nhìn tổng thể về kinh tế toàn cầu và những thách thức phía trước.
Thực tế bất tiện nhất trong báo cáo là một điều mà người Mỹ không muốn nghe và ngay cả khi họ đọc điều đó, họ có xu hướng từ chối chấp nhận; đó là dường như Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Được đánh giá bằng một thước đo chuẩn mực hơn mà cả IMF và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện đánh giá là thước đo tốt nhất để so sánh các nền kinh tế quốc gia, báo cáo của IMF cho thấy nền kinh tế Trung Quốc hiện lớn hơn 1/6 so với nền kinh tế Mỹ (24.200 tỷ USD so với 20.800 tỷ USD của Mỹ).
Bất chấp tuyên bố rõ ràng này từ hai nguồn có độ tin cậy nhất, hầu hết báo chí chính thống – ngoại trừ tạp chí The Economist – tiếp tục đưa tin rằng nền kinh tế Mỹ vẫn là số một. Vậy điều gì đang xảy ra?
Rõ ràng, việc đánh giá quy mô nền kinh tế của một quốc gia là phức tạp hơn so với vẻ bề ngoài. Ngoài việc thu thập dữ liệu, việc đánh giá yêu cầu chọn một thước đo thích hợp. Theo truyền thống, các nhà kinh tế đã sử dụng một số liệu gọi là MER (tỷ giá hối đoái thị trường) để đánh giá Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nền kinh tế Mỹ được lấy làm cơ sở - phản ánh một thực tế là khi phương pháp này được xây dựng trong những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ chiếm gần một nửa GDP toàn cầu.
Đối với nền kinh tế của các quốc gia khác, phương pháp này cộng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế của nước đó sản xuất bằng đồng nội tệ và sau đó quy đổi tổng số đó sang đồng USD theo “tỷ giá hối đoái thị trường” hiện tại.
Năm 2020, giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở Trung Quốc ước tính khoảng 102.000 tỷ nhân dân tệ (NDT). Con số này được quy đổi sang USD với tỷ giá thị trường là 7 NDT đổi 1 USD, Trung Quốc sẽ có GDP theo “tỷ giá hối đoái thị trường” khoảng 14.600 tỷ USD so với 20.800 tỷ USD của nước Mỹ.
Tuy nhiên, sự so sánh này giả định rằng 7 NDT mua được lượng hàng hóa tương tự ở Trung Quốc như 1 USD ở nước Mỹ và rõ ràng không phải như vậy. Để làm cho điều này dễ hiểu hơn, tạp chí The Economist đã tạo ra “Chỉ số Big Max” để làm rõ biểu đồ ở đầu phần này.
Như chỉ số này cho thấy, với 21 NDT, một người tiêu dùng Trung Quốc có thể mua được cả chiếc bánh “Big Mac” ở thủ đô Bắc Kinh. Nếu quy đổi số tiền NDT này với tỷ giá hối đoái hiện tại, anh ta sẽ có 3 USD và sẽ chỉ mua được một nửa chiếc bánh “Big Mac” ở nước Mỹ.
Nói cách khác, khi mua hầu hết các sản phẩm từ bánh mỳ kẹp thịt, điện thoại thông minh cho đến các loại tên lửa, căn cứ hải quân, người Trung Quốc gần như nhận được gấp đôi số tiền cho việc tiêu mỗi đồng.
Nhận thức được thực tế này, trong một thập kỷ qua, cả CIA và IMF đã xây dựng một thước đo thích hợp hơn để so sánh nền kinh tế của các quốc gia, được gọi là sức mua tương đương (PPP).
Như Báo cáo của IMF giải thích, PPP “loại bỏ sự khác biệt về mức giá giữa các nền kinh tế” và do đó, so sánh các nền kinh tế quốc gia về mức độ mà mỗi quốc gia có thể mua bằng đồng tiền của mình với giá các mặt hàng được bán ở đó.
Trong khi thước đo MER cho biết người Trung Quốc sẽ nhận được bao nhiêu theo các mức giá của Mỹ thì phương pháp PPP cho biết, người Trung Quốc nhận được bao nhiêu theo giá ở chính nước này.
Nếu như người Trung Quốc quy đổi đồng NDT của họ sang đồng USD, mua các chiếc bánh Big Mac ở Mỹ và đưa chúng về Trung Quốc bằng máy bay để tiêu thụ, thì việc so sánh các nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc bằng phương pháp MER sẽ phù hợp.
Nhưng thay vào đó, họ mua các chiếc bánh này tại một trong số 3.300 cửa hàng của McDonald ở Trung Quốc, nơi mà chúng chỉ có giá bằng một nửa so với những gì người Mỹ phải chi trả.
Giải thích quyết định chuyển từ phương pháp MER sang PPP trong đánh giá hàng năm về các nền kinh tế quốc gia – hiện đã có sẵn trực tuyến trên trang CIA Factbook – CIA lưu ý rằng: “GDP theo tỷ giá hối đoái chính thức (MER GDP) về cơ bản thấp hơn đáng kể mức sản lượng thực tế của Trung Quốc so với phần còn lại của thế giới”.
Do vậy, theo quan điểm của mình, CIA cho rằng PPP “cung cấp điểm xuất phát tốt nhất hiện có để so sánh sức mạnh kinh tế và phúc lợi giữa các nền kinh tế”. IMF cho biết thêm rằng “tỷ giá hối đoái thị trường biến động nhiều hơn và việc sử dụng chúng có thể tạo ra sự dao động khá lớn trong các thước đo tổng hợp về tăng trưởng, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng ở từng quốc gia ổn định”.
Tóm lại, trong khi thước đo mà hầu hết người Mỹ quen thuộc vẫn cho thấy nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn 1/3 so với Mỹ, nhưng khi người ta nhận ra thực tế rằng 1 USD mua ở Trung Quốc có giá trị gần gấp đôi so với ở Mỹ, nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay đã lớn hơn 1/6 so với nền kinh tế Mỹ.
Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào? Nếu đây chỉ đơn giản là một cuộc thi tranh giành sự khoe khoang, thì việc chọn một thước đo cho phép người Mỹ cảm thấy tốt hơn về bản thân có lô-gíc nhất định. Nhưng trong thế giới thực, GDP của một quốc gia là cơ cấu nền tảng của sức mạnh toàn cầu của quốc gia đó.
Trong suốt thế hệ vừa qua, khi Trung Quốc đã tạo ra nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước này đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của gần như mọi quốc gia lớn trên thế giới (năm ngoái mới thêm Đức vào danh sách đó).
Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới, bao gồm cả mặt nạ và các thiết bị bảo vệ khác như chúng ta đang thấy trong cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Nhờ tăng trưởng hai con số về ngân sách quốc phòng, lực lượng quân sự của Trung Quốc đã dần dần làm thay đổi tình trạng “cò cưa” về quyền lực trong các cuộc xung đột khu vực tiềm tàng. Dự kiến trong năm 2020, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Để Mỹ có thể đối mặt với thách thức Trung Quốc, người Mỹ phải nhận ra một thực tế tồi tệ: Trung Quốc dường như đã vượt qua họ trong cuộc đua trở thành nền kinh tế số một thế giới.
Hơn nữa, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và là nền kinh tế duy nhất sẽ lớn hơn vào cuối năm so với thời điểm đầu năm. Hậu quả đối với an ninh của Mỹ không khó dự đoán.
Tăng trưởng kinh tế khác biệt sẽ thể hiện một vai trò địa chính trị quyết đoán hơn bao giờ hết trên trường quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật hạn chế xuất khẩu để bảo vệ an ninh quốc gia
21:35' - 18/10/2020
Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm hạn chế hoạt động xuất khẩu đối với những mặt hàng nhạy cảm để bảo vệ an ninh quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quan chức IMF: Trung Quốc dự kiến có thêm hỗ trợ tài chính trong năm 2021
07:04' - 18/10/2020
Trung Quốc có sự hỗ trợ tài chính "đáng kể" trong năm nay và là một trong số ít quốc gia dự kiến sẽ có thêm hỗ trợ tài chính trong năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của chiến lược “tuần hoàn kép” của Trung Quốc đối với ASEAN
05:00' - 16/10/2020
Các chuyên gia đang theo dõi sát sao những chỉ thị của Trung Quốc liên quan đến chiến lược kinh tế mới mang tên “tuần hoàn kép” và tác động đối với dòng chảy thương mại tại khu vực ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc huy động 6 tỷ USD trong lần thứ năm phát hành trái phiếu nợ ra nước ngoài
21:20' - 15/10/2020
Trung Quốc huy động được 6 tỷ USD trong đợt phát hành trái phiếu bằng đồng USD lần đầu tiên dành cho các nhà đầu tư Mỹ.
-
Tài chính
Vì sao Trung Quốc gia tăng thu mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản?
06:00' - 14/10/2020
Là nước nắm giữ nguồn dự trữ ngoại tệ bằng USD dồi dào, việc Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) là một xu hướng đáng quan tâm.
-
Kinh tế Thế giới
Đòn giáng vào ngành chế tạo chip bán dẫn của Trung Quốc
05:00' - 13/10/2020
Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thiết bị quốc tế, cả tiến trình phát triển của tập đoàn sản xuất chip bán dẫn SMIC và toàn bộ ngành chế tạo chip bán dẫn của Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.