Vì sao Anh muốn tham gia CPTPP?
Vương quốc Anh đã chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 1/2/2021. Lý do gì đã khiến Vương quốc Anh, nước vốn chỉ được xem là tiếp giáp với Đại Tây Dương, lại muốn gia nhập vào một khối thương mại gồm 11 quốc gia nằm ở nửa bán cầu phía bên kia?
Theo tờ Telegraph của Anh, có một số lý do khiến Chính phủ Anh quyết định xin gia nhập CPTPP sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. CPTPP bao gồm 11 quốc gia là Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Hợp nhất 11 nền kinh tế này chiếm 13% GDP toàn cầu và cả khối trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Nhật Bản là nền nền kinh tế lớn nhất trong khối, nhưng các nền kinh tế khác cũng rất quan trọng.Trong năm 2020, tổng kim ngạch thương mại của Vương quốc Anh với các nước thành viên CPTPP là 110 tỷ bảng, một phần không qua lớn, nhưng cũng không thể nói là không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.400 tỷ bảng của Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, với việc trọng tâm kinh tế của thế giới đang dịch chuyển về phía Đông, việc ngồi cùng bàn với 11 quốc gia vành đai Thái Bình Dương trở nên rất có ý nghĩa.Vì lý do này mà bà Liz Truss, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh, đã viết: “Việc tăng cường thương mại với các nền kinh tế này, những nền kinh tế chiếm gần 9.000 tỷ bảng trong GDP của thế giới, sẽ là chìa khóa để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của chúng ta bằng cách hỗ trợ việc làm và tăng trưởng cho các ngành công nghiệp chủ chốt ở mọi khu vực và quốc gia của Vương quốc Anh”.Tuy nhiên, đó cũng không phải là mục tiêu duy nhất của Anh. Tư cách thành viên CPTPP cũng có thể trở thành một con đường quan trọng để Anh tác động đến chính sách thương mại một cách rộng lớn hơn.Một nguồn tin Chính phủ Anh cho biết: “CPTPP là một bức tường thành thực sự quan trọng chống lại các hành vi không công bằng trong hệ thống thương mại toàn cầu và sẽ thực sự gây áp lực lên Tổ chức Thương mại Thế giới trong việc cải cách”.Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng cho rằng việc trở thành thành viên CPTPP sẽ không có tác động tức thì đối với Anh.Nền kinh tế Anh dựa nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng thật không may là CPTPP không bao trùm nhiều lĩnh vực này ngoài những điều khoản cam kết duy trì những quyền tiếp cận đã có và việc sẽ thảo luận về các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ hơn trong tương lai.Tư cách thành viên CPTPP sẽ giúp xóa bỏ thuế quan đối với 95% dòng hàng hóa mua bán giữa các nước. Tuy nhiên, Alan Winters, Giáo sư kinh tế tại Đại học Sussex, cho biết: “Chúng tôi đã có các thỏa thuận với khá nhiều nước thành viên (CPTPP) và mức độ tự do hóa trong CPTPP không đặc biệt lớn. Họ nói về việc xóa bỏ thuế quan đối với 95% dòng hàng hóa, trong khi thỏa thuận của chúng tôi với Nhật Bản có thuế quan bằng không đối với 99% hàng hóa trong vòng 10 năm”.Tuy nhiên, việc trở thành thành viên CPTPP cũng mang lại một số lợi ích nhất định cho Vương quốc Anh hơn là việc có các thỏa thuận riêng rẽ đối với từng quốc gia thành viên CPTPP.Trước tiên, đó là các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Theo ông Sam Lowe, nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Cải cách Châu Âu, tham gia CPTPP mang lại lợi ích lớn hơn việc có các thỏa thuận song phương riêng lẻ với từng nước thành viên đó là có thể sử dụng đầu vào từ các nước thành viên khác để đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và do đó có thể dễ dàng hơn trong việc được hưởng thuế quan bằng không.Gắn kết chặt chẽ hơn với khu vực Thái Bình Dương cũng có tiềm năng mang lại một số lợi ích gián tiếp cho nước Anh. Theo ông Miles Celic, Giám đốc điều hành TheCityUK, việc là thành viên CPTPP sẽ mang lại cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các quốc gia đang phát triển nhanh, nơi sẽ cần nhiều dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên môn hơn, cũng như cơ hội phục vụ các công ty đang kinh doanh với Anh.Allie Renison, thuộc Viện Giám đốc, cho rằng lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tại châu Á cũng có thể giúp cho Anh có vị thế thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa các cuộc đàm phán song phương.Ngoài ra, tác động quan trọng nhất của việc gia nhập CPTPP có thể là đối với danh tiếng của Vương quốc Anh. Ông Sam Lowe cho rằng: “Phần lớn phần còn lại của thế giới coi Brexit là một ví dụ cho việc chủ nghĩa dân tộc chiến thắng trước các ý tưởng tự do. Việc đăng ký tham gia CPTPP cho phép Vương quốc Anh nói Không (phải như thế): Brexit là một quyết định độc lập, chúng tôi vẫn ủng hộ thương mại dựa trên luật lệ”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh
17:41' - 04/02/2021
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 4/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nêu bình luận của Việt Nam đối với một số thông tin đang được báo giới quan tâm.
-
Kinh tế Thế giới
Vương quốc Anh chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
20:19' - 01/02/2021
Nhật Bản và các thành viên khác đã hoan nghênh đề nghị của Anh, coi đây là động lực để mở rộng thương mại tự do dựa trên các quy tắc thương mại và đầu tư tiêu chuẩn cao.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác gia nhập CPTPP
19:16' - 23/11/2020
Trung Quốc tuyên bố muốn tiếp xúc với 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để sẵn sàng hợp tác gia nhập.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan "nghiên cứu thêm" việc tham gia CPTPP
06:30' - 17/08/2020
Theo Vụ Đàm phán Thương mại thuộc Bộ Thương mại, Nội các Thái Lan cũng nhất trí thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu chi phí và lợi ích của CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.