Vì sao Hàn Quốc đối diện nguy cơ mất cân bằng cung cầu vaccine COVID-19?
Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 4/5 cho thấy tính đến ngày 2/5, mới có khoảng 3,39 triệu người Hàn Quốc được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 236.468 người đã được tiêm đầy đủ hai mũi. Tuy nhiên, nhu cầu tiêm vaccine mũi thứ hai tăng cao đang gây mất cân bằng cung cầu và dẫn đến việc phải tạm dừng tiêm mũi đầu tiên.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc ngày 29/4 vừa qua đã thông báo sẽ ngừng tiêm các mũi đầu tiên của vaccine Pfizer cho đến giữa tháng Năm để tập trung tiêm cho những người đã được lên lịch tiêm mũi thứ hai. KDCA cũng đã yêu cầu các chính quyền địa phương không thông báo lịch tiêm chủng mới cho mũi đầu tiên.
Kể từ khi được triển khai ngày 1/4 vừa qua, Hàn Quốc hiện đang sử dụng vaccine Pfizer để tiêm cho người già (trên 75 tuổi). Do loại vaccine này yêu cầu khoảng cách 3 tuần giữa hai mũi tiêm nên trong tháng Năm này sẽ có nhiều người cao tuổi phải được tiêm mũi thứ hai.
Tuy nhiên, trong tổng số 2,11 triệu liều vaccine Pfizer mà Chính phủ Hàn Quốc đã tiếp nhận, cho đến nay chỉ còn lại 529.000 liều. Bên cạnh đó, việc sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca ở Hàn Quốc cũng gặp vấn đề tương tự. Trong số khoảng 2 triệu liều được chuyển giao cho các địa phương trên cả nước, cho đến nay chỉ còn khoảng 345.000 liều.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết, số lượng vaccine ngừa COVID-19 còn lại có thể tiêm được 380.000 mũi bằng cách sử dụng ống tiêm "siêu tiết kiệm" (giảm tối đa không gian giữa piston và kim tiêm) được sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, với tốc độ tiêm chủng hiện tại là từ 200.000 đến 400.000 người/ngày, nguồn cung vaccine còn lại có thể sẽ bị cạn kiệt chỉ trong thời gian ngắn. Hơn nữa, do kế hoạch tiếp nhận lô vaccine tiếp theo dự kiến diễn ra vào giữa tháng Năm nên có thể phải hạn chế việc thực hiện mũi tiêm thứ hai.
Kim Woo-joo, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Guro (Hàn Quốc), cho rằng chính phủ nên điều chỉnh mục tiêu "phi thực tế" là tiêm chủng đầy đủ cho 12 triệu người trong nửa đầu năm 2021 và thay vào đó nên tập trung tiêm chủng cho tất cả người cao tuổi.
Trả lời phỏng vấn của tờ "Thời báo Hàn Quốc" số ra cùng ngày, chuyên gia Kim Woo-joo nhấn mạnh: "Việc nhanh chóng mở rộng đối tượng tiêm chủng cho các nhóm tuổi và nghề nghiệp khác nhau mà không xem xét tính ổn định của nguồn cung đã dẫn đến sự mất cân bằng giữa cán cân cung và cầu. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc nên nhắm mục tiêu vào nhóm người cao tuổi trước sau đó mới chuyển sang các nhóm tuổi khác".
Ông Kim Woo-joo cũng lưu ý rằng không được trì hoãn việc tiêm chủng cho những người cần tiêm mũi thứ hai. "Mũi tiêm đầu tiên giúp tăng cường kháng thể của người nhận và sau đó khi tiêm mũi thứ hai đúng lúc sẽ giúp tăng tốc cho hệ thống miễn dịch. Nếu người nhận không được tiêm mũi thứ hai kịp thời sẽ rất dễ bị tổn thương trước các biến thể COVID-19 mới".
Trước những lo ngại này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhắc lại rằng việc triển khai tiêm chủng đang diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch của chính phủ nhằm phân phối vaccine ngừa COVID-19 một cách hiệu quả.
Phát biểu tại cuộc họp khẩn của chính phủ ngày 3/5 vừa qua, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh: "Trong tháng Năm này, vaccine Pfizer sẽ được cung cấp ổn định cho Hàn Quốc hàng tuần trong khi vaccine AstraZeneca cũng được bàn giao với số lượng lớn hơn trước thời hạn".
Các cơ quan y tế Hàn Quốc cũng đã trấn an người dân rằng việc ngừng tiêm các mũi vaccine Pfizer đầu tiên chỉ là giải pháp "tạm thời" và lịch tiêm chủng mũi thứ nhất sẽ được tiếp tục từ tuần thứ ba của tháng Năm.
Trong một cuộc họp báo diễn ra ngay sau đó, người đứng đầu Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) cho biết, khoảng 13 triệu người (tăng so với mục tiêu ban đầu là 12 triệu người) sẽ được tiêm chủng trong nửa đầu năm 2021 này do số lượng lớn vaccine sẽ được chuyển giao cho Hàn Quốc ngay trong tháng Năm và cả tháng Bảy tới.
Bộ trưởng Kwon Deok-cheol nói: "Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 7,23 triệu liều vaccine AstraZeneca vào tuần đầu tiên của tháng Sáu. Số vaccine này sẽ được sử dụng để tiêm mũi thứ hai". Ông nói thêm rằng Chính phủ Hàn Quốc cũng đang kỳ vọng sẽ sớm nhận được các lô vaccine bổ sung từ COVAX với 1,67 triệu liều vaccine AstraZeneca và 297.000 liều vaccine Pfizer./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Cộng đồng quốc tế ủng hộ đề xuất bỏ bản quyền vaccine COVID-19
12:44' - 07/05/2021
Đề xuất bỏ bản quyền các loại vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ đã nhận được sự ủng hộ ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ đang diễn biến hết sức phức tạp.
-
Kinh tế & Xã hội
Vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna giúp giảm nguy cơ nhập viện vì COVID-19 ở người trên 65 tuổi
08:12' - 07/05/2021
Người từ 65 tuổi trở lên "đã tiêm chủng đầy đủ" ngừa COVID-19, nguy cơ phải nhập viện liên quan đến bệnh dịch này ít hơn 94% so với người cùng tuổi chưa tiêm vaccine.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc triển khai thí điểm giấy phép đi lại điện tử
20:01' - 29/04/2021
Bộ Tư pháp Hàn Quốc ngày 29/4 cho biết nước này sẽ triển khai giấy phép đi lại điện tử (ETA) đối với công dân từ một số quốc gia được miễn thị thực vào "Xứ sở Kim chi".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.