Vì sao phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại?
Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước quá chậm và vì sao phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã được đại diện Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước giải đáp tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 4/5.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, tiến trình cổ phần hóa hiện nay rất chậm. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2019, chỉ có 2 đơn vị được các cấp thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với giá trị doanh nghiệp là 295 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016, đã có 116 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa với tổng giá trị 442.000 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn Nhà nước là 206.000 tỷ đồng.Như vậy, tiến trình này vẫn chưa đạt tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 97 doanh nghiệp, chiếm 76% số lượng doanh nghiệp theo kế hoạch đề ra.
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, nguyên nhân các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chậm là do một số Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch; nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động... Để thúc đẩy đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương sửa đổi bổ sung các văn bản liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Khắc phục vấn đề này, thủ trưởng các đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm đôn đốc và Ủy ban quan lý vốn Nhà nước cần thực hiện đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại danh mục doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp tại giai đoạn 2016 -2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cũng như các địa phương cần rà soát quỹ đất đai để lập phương án sử dụng đất trình UBND tỉnh xác định và trình các cấp có thẩm quyền cho ý kiến về giá đất nhằm xác định giá trị cổ phần hóa theo quy định. Liên quan đến việc 4 ngân hàng thương mại (VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank) đề xuất tăng vốn vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, 4 ngân hàng này là những đơn vị chủ lực cung ứng vốn cho các chương trình của Nhà nước, đặc biệt là các chương trình, dự án trọng điểm. Trong những năm qua, 4 ngân hàng thương mại này có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh từ 15 - 16%/ngân hàng, nhưng vốn điều lệ để bổ sung cũng không được tăng. Trong khi đó, chỉ số vốn điều lệ trên tổng số tài sản có (CAR) phải luôn đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 9%. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và lấy ý kiến các Bộ, ngành để thực hiện việc tăng vốn./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
BIDV đặt mục tiêu lãi 10.300 tỷ đồng trong năm nay
15:59' - 26/04/2019
Sáng 26/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã chứng khoán: BID) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
-
Chứng khoán
Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ giai đoạn 2019-2020
11:24' - 26/04/2019
Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra sáng 26/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán: VCB) đã trình cổ đông các mục tiêu kinh doanh cơ bản năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
21:40' - 14/04/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá được xem là yếu tố then chốt để tiết giảm chi phí trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan Mỹ gây thêm khó khăn cho quyết định lãi suất của ECB
19:42' - 14/04/2025
Giới chuyên gia nhận định chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ đang làm tăng thêm sự khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của ECB khi phải quyết định có nên hạ lãi suất một lần nữa hay không.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Eurozone tăng
16:10' - 14/04/2025
Ngày 14/4, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone, trong đó có Đức đã tăng vì khả năng các thiết bị điện tử của Trung Quốc được miễn áp dụng thuế nhập khẩu cao của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản lo ngại tác động từ chính sách thuế của Mỹ
13:51' - 14/04/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), nhận định chính sách thuế quan của Mỹ đã làm gia tăng đáng kể bất ổn của kinh tế trong nước nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
-
Tài chính & Ngân hàng
Argentina nới lỏng kiểm soát ngoại hối
06:00' - 14/04/2025
Argentina đã đạt thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và thỏa thuận cũng kèm việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối cũng như dỡ bỏ quản lý biến động giá trị đồng nội tệ peso/đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy nhận tin vui từ S&P dù tăng trưởng chậm, nợ công vẫn cao
10:13' - 13/04/2025
Việc S&P nâng hạng là động lực cho Thủ tướng Italy Giorgia Meloni trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington vào ngày 17/4 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed sẵn sàng can thiệp để ổn định thị trường tài chính nếu cần thiết
14:33' - 12/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Boston, bà Susan Collins khẳng định Fed trong trường hợp cần thiết sẵn sàng triển khai các công cụ khác nhau để giúp ổn định thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
VPBank cho vay lãi suất ưu đãi, tiếp sức hộ kinh doanh
09:15' - 12/04/2025
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tung ra gói vay sản xuất kinh doanh với lãi suất từ 5,39%/năm nhằm đồng hành cùng các hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội dành 6.000 tỷ đồng cho tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2025 - 2030
20:04' - 11/04/2025
Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội sẽ bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.