Vì sao thành tích tăng trưởng kinh tế của châu Á không gây ấn tượng?
Châu Á là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hai thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 4,5%/năm.
Trong khi một số nước có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người cải thiện khi so với mức chuẩn tại Mỹ, sự gia tăng đáng kể chỉ diễn ra ở một số nền kinh tế và với ngoại lệ là Trung Quốc, khi hầu hết các nền kinh tế này đều nằm trong số những nền kinh tế giàu nhất ở châu Á.
Điều tích cực là hầu hết các nền kinh tế châu Á đang bắt kịp Mỹ. Dựa trên các ước tính của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU, trong số 34 nền kinh tế lớn trong khu vực, chỉ ba nền kinh tế có tỷ lệ GDP bình quân đầu người giảm (theo tỷ giá thị trường) tính trên GDP bình quân đầu người của Mỹ trong giai đoạn 2000 2019 là Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Brunei. Nền kinh tế Brunei có xu hướng diễn biến theo giá dầu và giá dầu tương đối yếu trong những năm gần đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế nước này yếu đi. Trong khi đó, việc Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách hạ giá đồng yen để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thập niên qua đã làm giảm GDP bình quân đầu người tính theo USD.Trường hợp của Đài Loan khó lý giải hơn, nhưng một phần có thể là do những nỗ lực của Chính quyền vùng lãnh thổ này trong việc giữ đồng tiền yếu nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
Các nền kinh tế còn lại trong khu vực có tỷ lệ GDP bình quân đầu người tính trên con số của Mỹ tăng. Tuy nhiên, chỉ bảy nền kinh tế có mức tăng hai con số, trong đó có Macau (Trung Quốc), Australia, New Zealand, Hàn Quốc và New Caledonia.Trường hợp ấn tượng nhất là Macau, nơi mà sự bùng nổ của các sòng bạc đã giúp tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với Mỹ tăng từ 43% lên trên 133% vào năm 2019. Tuy nhiên, tác động lớn nhất là từ những thay đổi tại Trung Quốc, khi tỷ lệ của nước này tăng từ mức chỉ 2,6% lên 15,2%.
Sự tăng trưởng nhu cầu mang tính bùng nổ tại Trung Quốc là yếu tố chính đưa đến việc tỷ lệ của nhiều nền kinh tế khác trong số bảy nền kinh tế đó tăng. Xuất khẩu niken của New Caledonia đã được hưởng lợi nhờ nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh.Singapore và Hàn Quốc cũng được nhận được tác động tích cực từ việc dòng chảy thương mại toàn cầu kể từ năm 2000 tăng trưởng mang tính hiện tượng, với cả hai nước đang đóng vai trò chủ chốt, cùng với Trung Quốc, trong các chuỗi cung ứng hàng chế tạo quốc tế.
Một vấn đề đặt ra là tại sao các nền kinh tế khác trong khu vực lại không có được những thành quả ấn tượng như vậy, dù cũng đang được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc và sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại toàn cầu. Trừ Singapore, tỷ lệ của các nước thành viên khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng không nhiều.Tỷ lệ GDP bình quân đầu người của Thái Lan tính trên mức của Mỹ chỉ tăng từ 5,5% lên 11,8% từ năm 2000 đến năm 2019, còn của Malaysia cũng chỉ tăng khoảng 6 điểm phần trăm lên 17,8%. Sự gia tăng tại Indonesia và Philippines thậm chí còn thấp hơn.Trong khi đó, nhóm nước CMLV gồm Cambodia, Myanmar, Lào và Việt Nam đang là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới hiện nay, nhưng GDP bình quân đầu người của mỗi nước chưa bằng 5% của Mỹ.
Mức tăng ở Nam Á cũng rất hạn chế, trừ Maldives, khi nhu cầu du lịch đã giúp tỷ lệ GDP trên đầu người của nước này tăng từ 8,7% lên 16,2%. Nguyên nhân một phần là do tăng trưởng kinh tế ở khu vực này dù có xu hướng mạnh mẽ kể từ đầu thế kỷ, nhưng tăng trưởng dân số cũng ở mức cao.Các vấn đề kinh niên về cán cân thanh toán cùng với tỷ giá liên tục ở mức thấp và những giai đoạn điều chỉnh lớn về kinh tế cũng đang góp phần làm giảm sức bật của khu vực này. Những yếu tố đó cũng đang ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Philippines, dù với mức độ thấp hơn.
Một số người có thể lập luận rằng GDP tính theo tỷ giá thị trường là cách không hiệu quả để xác định mức độ bắt kịp Mỹ của các nền kinh tế châu Á trong hai thập kỷ qua. Việc điều chỉnh GDP, sử dụng tỷ giá dựa trên sức mua ngang giá (PPP), có thể là ý tưởng tối ưu hơn để tính toán phúc lợi xã hội thực sự mà GDP mang lại.Những con số như vậy chắc chắn sẽ mang đến một bức tranh sáng hơn về mức độ bắt kịp của châu Á. Với cách này, 10 nền kinh tế thay vì 7 sẽ có mức tăng hai con số về tỷ lệ GDP bình quân đầu người tính trên GDP bình quân của Mỹ từ năm 2000 đến năm 2019.
Trong số 10 nền kinh tế nói trên sẽ bao gồm Malaysia, Thái Lan, Hong Kong và Đài Loan, nền kinh tế có GDP thấp hơn tương đối nếu tính theo tỷ giá thị trường. Mức giảm trong tỷ lệ của Nhật Bản cũng sẽ hạn chế hơn. Ngược lại, Australia và New Zealand sẽ không còn là những ví dụ điển hình, dù vẫn có tỷ lệ nhỏ so với Mỹ.
Tuy nhiên, tỷ giá dựa trên PPP có nhiều khó khăn cố hữu. Việc tìm kiếm các rổ hàng hóa so sánh giá để xác định tỷ giá này trên thực tế là rất khó khăn, do sự khác biệt giữa các nền kinh tế cả về mô hình tiêu dùng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ.Hơn nữa, tỷ giá này về bản chất cũng mang tính chất lý thuyết. Những kết quả có được từ cách tính dựa trên tỷ giá theo PPP do đó cũng được nhìn nhận với ít nhiều hoài nghi so với cách tính dựa vào tỷ giá thị trường.
Dù sử dụng tỷ giá dựa trên PPP hay thị trường, một trong những xu hướng rõ ràng qua việc tính tỷ lệ GDP bình quân đầu người của các nền kinh tế khác so với của Mỹ là các nền kinh tế phát triển hơn ở châu Á có tốc độ bắt kịp nhanh nhất trong hai thập kỷ qua.Có một số yếu tố đáng chú ý để lý giải cho điều này. Các nền kinh tế phát triển hơn có các tổ chức mạnh hơn, tạo thuận lợi cho sự ổn định chính trị và tránh được những sai lầm chính sách có thể khiến nền kinh tế bị giảm sút mạnh. Những nền kinh tế này cũng có các thị trường tài chính phát triển hơn, từ đó cải thiện hiệu quả của đầu tư vốn.
Thêm vào đó, những nền kinh tế đó cũng thường có tốc độ tăng trưởng dân số chậm hơn hoặc giảm, điều có thể buộc các nhà hoạch định chính sách tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện năng suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tất cả những điều đó không có nghĩa thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nhiều nước trong khu vực trong 20 năm qua là vô nghĩa. Sự tăng trưởng tạo ra những nguồn lực cần thiết cho sự tăng tốc hơn nữa, như đầu tư cho giáo dục và cơ sở hạ tầng, những khoản đầu tư mà đôi khi phải mất nhiều năm mới được hoàn trả. Thực tế là quá trình bắt kịp về kinh tế là rất dài. Thậm chí cả những thị trường có thành tích tốt hơn trong số các thị trường ít phát triển của châu Á sẽ mất nhiều thập kỷ để có thể bắt kịp Mỹ về năng suất.Mặc dù có những tiến bộ lớn trong 20 năm qua, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc mới chỉ bằng 15,2% của Mỹ. Điều đáng chú ý là, những gì đang diễn ra gần đây cho thấy tốc độ bắt kịp của khu vực này sẽ nhanh hơn khi các nền kinh tế trở nên giàu hơn./.
- Từ khóa :
- châu á
- kinh tế châu á
- tăng trưởng kinh tế
- asean
- eiu
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tăng trưởng thương mại nội khối ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025
19:14' - 10/01/2020
Việt Nam chính thức đăng cai Chủ tịch của năm ASEAN lần thứ 2 nhằm thể hiện quyết tâm và ý chí chính trị trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng như khẳng định vị thế trong khu vực.
-
Kinh tế tổng hợp
Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2020?
17:26' - 01/01/2020
Nhiều đại biểu Quốc hội đã chia sẻ với phóng viên BNEWS/TTXVN về những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội để Indonesia thoát bẫy tăng trưởng 5% trong năm tới
07:28' - 31/12/2019
Báo Jakarta Post mới đây đăng bài viết về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm 2020. Theo đó, kể từ năm 2014, nền kinh tế Indonesia đã bị mắc kẹt trong cái gọi là bẫy tăng trưởng 5%.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng chậm hơn trong năm 2020
15:34' - 29/12/2019
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm 2020, chậm hơn so với mức ước tăng 6,1% của năm nay, chủ yếu do nhu cầu và đầu tư trong nước còn yếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.