Tăng trưởng thương mại nội khối ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025
Bên lề hội nghị Uỷ ban tham vấn thuận lợi hoá thương mại ASEAN lần thứ 16 tổ chức chiều 10/1, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) xung quanh những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực.
Phóng viên: Xin ông cho biết ý nghĩa và kết quả của cuộc họp về Uỷ ban tham vấn thuận lợi hoá thương mại ASEAN lần thứ 16 này? Ông Lương Hoàng Thái: Đầu tuần này, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức tổ chức lễ khởi động chính thức Năm ASEAN tại Việt Nam nhằm ưu tiên thúc đẩy nội khối ASEAN ngày càng tăng trưởng vững chắc. Vì vậy, một trong các nhóm công tác sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách để đẩy mạnh vấn đề này là Uỷ ban tham vấn thuận lợi hoá thương mại. Bởi, trong ASEAN có nhiều tổ công tác khác nhau đều thực hiện mục tiêu nhất định nhưng để khâu nối thành mục tiêu chung của ASEAN. Theo đó có hai mục tiêu quan trọng là tăng thương mại nội khối lên gấp đôi vào năm 2025 và giảm chi phí giao dịch 10% vào năm 2020 nên rất cần sự gắn kết giữa các khâu để hoàn thành mục tiêu này. Đáng lưu ý, thách thức của ASEAN thời gian qua là dù cam kết cảu lãnh đạo và quyết tâm của các nước, hàng rào của thuế quan về cơ bản giữa các nước ASEAN đã được đưa về 0%. Tuy nhiên, tỷ lệ thương mại nội khối vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các nước mà một trong những lý do đưa ra là hàng rào phi quan thuế vẫn còn hiện hữu trong nội khối. Cùng đó, các biện pháp để tạo thuận lợi cho thương mại cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, kết quả hội nghị lần này tập trung vào hai nội dung này. Đầu tiên, về hàng rào phi quan thuế trong ASEAN có nhiều nhóm khác nhau để bàn về phi quan thuế nên việc đầu tiên là phải thống nhất được tất cả các biện pháp và củng cố lại cơ chế thông báo. Chính vì vậy, cuộc họp lần này đã tập trung bàn về thông tin liên quan đến phi quan thuế sẽ tập trung tại một đầu mối, cập nhật thường xuyên và đưa lên website thống nhất. Mặt khác, thông qua tham vấn doanh nghiệp hoặc nghiên cứu độc lập để tiến hành đánh giá trong một số lĩnh vực xem biện pháp phi thuế cản trở thương mại nội khối ở mức độ nào. Do vậy, cuộc họp lần này đã xác định được những ưu tiên đó để thời gian tới có thể triển khai ngay việc đánh giá tác động của biện pháp phi quan thuế trong ASEAN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, cuộc họp đã đưa ra được chương trình để từ nay đến cuối năm phải có kết quả cụ thể về đánh giá này để từ đó đưa ra khuyến nghị thực tế để đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như các chính sách phi quan thuế của các nước không làm cản trở thương mại giữa các nước ASEAN với nhau. Tại cuộc họp lần này cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nêu rất nhiều về lĩnh vực quan tâm, nhất là việc đơn giản hoá thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ASEAN. Đây cũng chính là mục tiêu lớn của ASEAN để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng trong khu vực. Cuộc họp cũng đã giao việc cụ thể cho các nhóm công tác, nhất là về hải quan để tính toán đưa ra sáng kiến cụ thể. Một trong những điểm mới tại cuộc họp bàn về việc vài nước đã có những kinh nghiệm tốt sẽ đi đầu để phổ biến nhân rộng cho ASEAN nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phóng viên: Ông có thể đánh giá về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên trong ASEAN trong thời gian tới? Ông Lương Hoàng Thái: Hợp tác kinh tế là một trong ba điểm sáng về hợp tác chung với ASEAN trong thời gian qua. Bởi, trong hợp tác với ASEAN có hai mảng chính mà các nước ASEAN tập trung thực hiện. Một là các nước nội khối giữa các nước ASEAN với nhau và hai là hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác hay còn gọi là ngoại khối. Về hợp tác cả nội khối và ngoại khối, nhìn vào bức tranh tổng hợp của ASEAN, tiềm năng có thể thúc đẩy hợp tác là rất lớn. Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đưa ra, đến năm 2030 ASEAN sẽ trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Như vậy, không gian để các nước có thể tăng cường nội khối giữa các nước với nhau cũng như ngoại khối với các nước khác đều rất lớn. Về hợp tác nội khối, đặc thù của ASEAN tương đối khác so với các khu vực khác vì ASEAN là một khối có nền kinh tế tương đối đa dạng. Chính vì vậy, hợp tác nội khối của ASEAN vẫn cố gắng duy trì bản sắc đa dạng đó của ASEAN. Nếu nhìn vào hình ảnh của ASEAN sẽ thấy hình ảnh bó lúa tượng trưng cho tập hợp lại sức mạnh của nhau trong đoàn kết. Do đó, trong những ưu tiên hợp tác trong ASEAN không phải cạnh tranh với nhau mà tạo ra không gian kinh tế chung để các nước ASEAN có thể cùng sản xuất để hỗ trợ nhằm tăng cường kết nối giữa các nước ASEAN. Chính vì vậy, ASEAN được coi là khu vực năng động nhất thế giới hiện nay với nền kinh tế ở trong khối phát triển với tốc độ rất nhanh. Về tổng thể, khu vực ASEAN được coi là một trong những khu vực tăng trưởng cả về kinh tế và thương mại thuộc loại cao nhất trên thế giới. Hơn nữa, với vị trí chính trị cũng như tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn trong thời gian qua cũng như thời gian sắp tới, ASEAN đã trở thành đối tác đáng tin cậy trong hợp tác kinh tế với các đối tác bên ngoài. Do đó, không gian cho hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác ngoại khối dự kiến có nhiều tiềm năng để phát triển. Đến nay, ASEAN đã có 6 Hiệp định thương mại tự do với 7 đối tác thương mại khác nhau. Ngoài ra, ASEAN cũng có những chương trình hợp tác thảo luận với nhiều đối tác khác trên thế giới. Thông qua các khuôn khổ này, ASEAN ngày càng đẩy mạnh hơn nữa hợp tác ngoại khối, đặc biệt trong cả giai đoạn vừa qua, ASEAN đã thúc đẩy hình thành nên một Hiệp định thương mại tự do với quy mô lớn nhất trên thế giới xét về dân số. Đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây là bước đầu tiên của ASEAN hướng tới thể hiện tính chủ động và tính chú tâm của ASEAN trong các mối liên kết kinh tế và khu vực. Nếu như sáng kiến này gặt hái được những kết quả thành công thì ASEAN có thể được coi là trung tâm và trung gian để kết nối các nền kinh tế lớn với nhau. Nếu thể hiện được vai trò này, hợp tác giữa ASEAN với các nước ngoại khối dự kiến sẽ ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường trong tương lai. Năm Chủ tịch 2020 với chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” đã phản ánh đúng nhu cầu của Việt Nam và các nước thành viên trong ASEAN, nhất là trong bối cảnh cục diện thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt, năm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ưu tiên kế thừa những định hướng trong những giai đoạn phát triển trước của ASEAN mà vẫn phản ánh được đầy đủ xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới nhưng đồng thời phản ánh được nhu cầu nội khối và các đối tác. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp, đòi hỏi một khả năng thích ứng rất nhanh của ASEAN. Bên cạnh đó, còn là những nền tảng liên quan đến công nghệ như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, thương mại điện tử các chuỗi giá trị trong các lĩnh vực công nghiệp hay các nhóm ngành hàng có tính đặc thù của khu vực ASEAN và Đông Nam Á cũng có diễn biến gây chia rẽ trong hệ thống thương mại. Tất cả những điều này đòi hỏi vai trò điều hành cùng với các nước ASEAN khẳng định lại một lần nữa ở cục diện mới, sự kết nối, liên kết để đảm bảo khả năng chống chọi với môi trường mới, tiếp tục tạo ra sức sống mới cho ASEAN cũng như cho các khung khổ hợp tác của ASEAN với các nước đối tác. Theo dự kiến, Hiệp định RCEP mà Việt Nam, ASEAN cùng với các nước đối tác sẽ ký kết tại Việt Nam chắc chắn cũng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới của thương mại khu vực và quốc tế. Hơn nữa, khu vực RCEP đang chiếm tới hơn 40% tổng GDP của thế giới nên chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh đến toàn cầu hóa, thương mại tự do, tự do hóa thương mại và ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch một cách có hiệu quả. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!./. Xem thêm:>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020
- Từ khóa :
- bộ công thương
- asean
- năm chủ tịch asean 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Cơ hội khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong khu vực
07:36' - 01/01/2020
Năm 2020 ghi dấu mốc quan trọng khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN và cũng là dịp kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam hướng tới Năm Chủ tịch ASEAN với nhiều kỳ vọng
17:38' - 30/12/2019
Theo Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN Trần Đức Bình với tư cách là đại diện thường trực nước Chủ tịch ASEAN 2020, Phái đoàn sẽ chủ trì khoảng 300 cuộc họp trong năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Học giả Indonesia nhấn mạnh tới ưu tiên RCEP
12:15' - 24/12/2019
Học giả Indonesia cho rằng thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vấn đề đầu tiên mà Việt Nam cần ưu tiên trong Năm Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết
20:24' - 23/12/2019
Chiều 23/12, đã diễn ra Tọa đàm chủ đề: “Đưa ASEAN phát triển xa hơn: Từ nhiệm kỳ Chủ tịch của Thái Lan 2019 đến ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam 2020”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WSJ: Những toan tính của Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới
19:07' - 12/04/2025
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vào tháng trước để thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với doanh nghiệp này.
-
Ý kiến và Bình luận
Eurogroup kêu gọi hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng
09:14' - 12/04/2025
Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nhiều điểm sáng hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực
11:10' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia hạ triển vọng tăng trưởng của Đức xuống còn 0,1%
08:45' - 11/04/2025
Các viện kinh tế Đức ngày 10/4 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2025 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu xuống còn 0,1% so với mức 0,8% dự kiến hồi tháng 9 năm ngoái.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Chiến tranh thương mại có thể cản trở sự phát triển của AI
15:26' - 10/04/2025
IEA nhận định sự leo thang căng thẳng thuế quan toàn cầu có thể làm chậm đà tăng trưởng của lĩnh vực dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao
11:11' - 10/04/2025
Các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ kinh tế Thụy Sỹ thiệt hại nặng vì thuế quan của Mỹ
09:10' - 10/04/2025
Trung tâm nghiên cứu kinh tế (KOF) của trường ETH Zurich ngày 9/4 cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thụy Sỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo lạm phát cao làm chậm quá trình bình thường hóa tiền tệ
07:21' - 09/04/2025
Các nhà kinh tế cho biết sự sụt giảm trên thị trường tài chính toàn cầu do chương trình áp thuế quan của Mỹ đã củng cố khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tuần tới.