Vì sao Trung Quốc chưa đáp trả động thái mới nhất của Mỹ nhắm vào Huawei
Trung Quốc đã chuẩn bị công bố một danh sách trừng phạt đối với các công ty Mỹ sau khi Washington thông báo gia tăng trừng phạt, siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với “ông lớn” công nghệ Huawei hồi tháng 5.
Tuy nhiên, vào ngay phút chót, Bắc Kinh thay đổi ý định. Dẫn lời một nguồn tin chính phủ nước này, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết giới chức Trung Quốc lo sợ động thái này sẽ phản tác dụng và gây tổn thất cho nền kinh tế trong nước. “Danh sách gần như được công bố.
Nhưng vào phút chót, quyết định đã được rút lại và chờ đợi”, nguồn tin tiết lộ. Sự thận trọng của Bắc Kinh xuất phát từ nỗi lo hành động trả đũa sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế vốn dĩ còn bấp bênh sau dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) và mong muốn của nước này bình ổn dòng chảy đầu tư từ nước ngoài trong thời điểm nhiều công ty ngoại quốc muốn tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc.
Thái độ nhân nhượng cũng thể hiện rõ trong cuộc họp báo của Thủ tướng Lý Khắc Cường sau kỳ họp quốc hội thường niên vào cuối tháng 5 vừa qua, khi ông tránh giọng điệu đối đầu với Mỹ và kêu gọi hợp tác kinh tế.
Trước đó, sau khi Mỹ tuyên bố các lệnh hạn chế đối với Huawei và 33 công ty khác của Trung Quốc, Bắc Kinh đe dọa sẽ công bố một danh sách những thực thể không đáng tin cậy. Tạp chí Global Times có một bài viết đề cập Trung Quốc chuẩn bị điều tra hoặc ra lệnh hạn chế đối với một số công ty Mỹ như Qualcomm, Cisco và Apple, cũng như dừng mua máy bay Boeing. Trung Quốc cho rằng những công ty này gây tổn thất tới lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc và gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Công ty chuyển phát nhanh FedEx là một trong những công ty Mỹ đầu tiên nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Giới chức nước này tuyên bố sẽ điều tra FedEx sau khi công ty này bị buộc tội cho phép đưa vũ khí vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn giữ im lặng về danh sách thực thể. Nguồn tin lý giải giới chức Trung Quốc đã hoàn thành chi tiết danh sách vào cuối năm ngoái song lo lắng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phản ứng và khiến quốc gia châu Á trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Theo ông Dan Wang – một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Gavekal Dragonomics, Bắc Kinh không nóng vội thực hiện các biện pháp đáp trả nhưng cần “một phương án cân bằng giữa ý kiến công chúng muốn hành động quyết liệt và bình ổn nền kinh tế, duy trì nguồn đầu tư nước ngoài”.
Nguồn tin chính phủ cho biết Trung Quốc cần cải thiện mối quan hệ với các quốc gia còn lại trên thế giới bằng cách hạ nhẹ giọng, khôi phục danh tiếng sau đại dịch COVID-19 và có những bước đi vững vàng để lấy lại lòng tin từ những công ty nước ngoài./.
- Từ khóa :
- Trung quốc
- mỹ
- trả đũa
- Huawei
- thương mại mỹ trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada không trả đũa việc Mỹ cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế thiết yếu
07:56' - 05/04/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định nước này sẽ không trả đũa Mỹ sau khi Washington ban hành lệnh cấm xuất khẩu các trang thiết bị y tế thiết yếu, trong đó có khẩu trang.
-
Chứng khoán
Nikkei 225 rơi mạnh sau đòn trả đũa của Iran nhằm vào Mỹ
09:04' - 08/01/2020
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2019 chỉ số Nikkei 225 để mất ngưỡng 23.000 điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dọa trả đũa thuế đến 100% với 2,4 tỷ USD hàng hóa của Pháp
09:27' - 03/12/2019
Ngày 2/12, Mỹ đe dọa sẽ áp thuế lên đến 100% lên số hàng hóa trị giá 2,4 tỷ USD của Pháp, đáp trả việc nước này đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) mà Mỹ cho là phân biệt đối xử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.