Viễn cảnh kinh tế thế giới 2017: Không đồng đều và kém thu hút

06:05' - 03/01/2017
BNEWS Cau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, viễn cảnh kinh tế thế giới năm 2017 cũng giống như năm 2016: không đồng đều và kém thu hút.
Viễn cảnh kinh tế thế giới 2017: Không đồng đều và kém thu hút. Ảnh: Reuters

Các nhà đầu tư có vẻ lạc quan về bước đột phá của nền kinh tế thế giới trong năm tới, nhưng với tất cả những xì xào bàn tán về việc cắt giảm thuế cực lớn trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp tới của Donald Trump, viễn cảnh kinh tế cũng giống như năm 2016: không đồng đều và kém thu hút.

Lạm phát gia tăng và đồng USD tăng vọt do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cũng là nguy cơ đối với cán cân kinh tế. Quan ngại xoay quanh thị trường tài chính, mà trong một thời gian ngắn khoảng đầu năm nay, dường như đang đổ dồn về Trung Quốc. Điều này có thể làm chệch hướng nền kinh tế toàn cầu.

Hiện có nhiều rủi ro trong thương mại với Trung Quốc, mà theo một số chuyên gia tham gia khảo sát ý kiến của Reuters, tình trạng thương mại toàn cầu sụt giảm trong giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp với hi vọng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ gần một thập kỷ trước đây có thể trở nên trầm trọng hơn. Các nền kinh tế mới nổi vẫn dễ bị tổn thương.

Suy thoái kinh tế một cách dai dẳng của Brazil hoàn toàn không phù hợp với thị trường chứng khoán đang tăng vọt, và phần lớn các quốc gia châu Á sẽ tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Mức dự báo tăng trưởng toàn cầu mới nhất cho năm tới là 3,2%, ít lạc quan hơn so với thời điểm này năm ngoái.

Mặt khác, đối với các nước phát triển, yêu cầu tăng năng suất vẫn là vấn đề nổi cộm và những nhà hoạch định chính sách vẫn lúng túng không biết vì sao, và làm thế nào để khắc phục vấn đề đó. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 4,6% và việc tuyển dụng lao động diễn ra chậm chạp.

Vì vậy, các nhà kinh tế nhận định việc cải thiện tốc độ tăng trưởng trong năng suất làm việc của mỗi công nhân sẽ quyết định sự thịnh vượng của quốc gia.

Donald Trump và chính phủ của ông đã hứa đẩy mức tăng trưởng lên 3,5-4% hoặc hơn, điều này giống như một “suy nghĩ kỳ diệu” trừ khi đi kèm theo đó là sự tăng trưởng năng suất ở mức vượt bậc, theo đánh giá của Michael Carey, chuyên gia kinh tế Mỹ tại CA-CIB ở New York.

Tăng trưởng 3,8% là mức dự báo lạc quan nhất cho năm 2017 được ghi nhận trong một cuộc thăm dò của Reuters diễn ra một tháng sau chiến thắng gây sốc của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tương tự như các dự báo theo thăm dò của Reuters cho năm 2016, dự đoán tăng trưởng ì ạch không tính đến một loạt các viễn cảnh lạc quan về thị trường chứng khoán, mặc dù rõ ràng là rất nhiều chiến lược gia ban đầu cho rằng Trump sẽ là một mối đe dọa cho các thị trường đã đột ngột thay đổi suy nghĩ kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử.

Các chiến lược gia đã lường trước được việc đồng USD tăng giá, vốn đã ở mức cao nhất trong 14 năm, và lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ tăng dần lên trước khả năng Fed có thể tăng lãi suất còn cao hơn trong năm tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh minh họa: TTXVN

Đồng USD tăng có thể đẩy lùi những hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, làm ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty tại Mỹ trong tương lai.

Giá cổ phiếu giao dịch gần đây luôn giữ mức cao kỷ lục, nhưng được chống đỡ bởi các chương trình kích thích kinh tế, chứ không phải do đầu tư kinh doanh.

Sức mạnh của đồng USD làm suy yếu các đồng tiền khác và mở ra câu hỏi về khả năng quản lý lạm phát đang ở mức tương đối cao, cũng như niềm tin thương mại đang suy yếu tại các thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới các rào cản thương mại, triển vọng giá dầu tăng do cắt giảm nguồn cung, Mỹ dự kiến giảm thuế và viễn cảnh lạm phát toàn cầu không thay đổi nhiều.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã có những bước chuyển nhẹ trong năm nay, song kết quả này có được nhờ các khoản vay của chính phủ và giá trị đồng tiền suy yếu. Tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo sẽ chậm lại, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và chính quyền mới của Trump đã sẵn sàng bùng nổ.

Ngay cả Ấn Độ - nền kinh tế được đánh giá là phát triển nhanh nhất trên thế giới trong năm nay - đang gia cố lại để thúc đẩy tăng trưởng trong khi chính phủ cấp tiến tìm cách thay thế sức ảnh hưởng lớn của đồng tiền trong lưu thông.

Một điểm sáng là tăng trưởng kinh tế của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) bắt đầu tăng tốc khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục chương trình mua trái phiếu trị giá hàng chục tỷ euro mỗi tháng, nhằm giữ đồng euro thoát khỏi áp lực từ những thị trường khác và giúp hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử ở Đức, Pháp và Hà Lan đang tiếp tục đe dọa và thách thức hiện trạng nền kinh tế. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ toàn cầu cũng đang yếu dần, và càng ngày không đồng bộ với chiến dịch thắt chặt tiền tệ của Fed.

ECB và các ngân hàng trung ương lớn khác như Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Ngân hàng trung ương Brazil dự kiến sẽ tìm được lối đi dễ dàng hơn.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục