Conference Board: Kinh tế thế giới tiếp tục năm thứ sáu trì trệ
Theo dự báo xu hướng này sẽ kéo dài sang cả năm 2017.
Đây là nhận định không mấy lạc quan do Conference Board đưa ra tại buổi công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2017.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tổ chức nghiên cứu kinh tế hàng đầu thế giới này dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 2,5% trong năm 2016, và nhích đôi chút lên 2,8% trong năm 2017.
Dự báo này là rất thấp so với mức tăng trưởng hàng năm, (thường đạt trên 4%) của những năm giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và tốc độ tăng trưởng trung bình 3,1% trong giai đoạn 2010-2014, cũng như mức tăng 3% của năm 2015.
Trong báo cáo, Conference Board nhận định trong năm 2016, các nền kinh tế phát triển tăng trưởng không đồng đều.
Cụ thể, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ được dự đoán tăng trưởng 2% trong năm 2017, tăng so với mức 1,6% của năm 2016, và đạt tốc độ trung bình 2,2% trong giai đoạn 2017-2021.
Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có nguy cơ tụt xuống mức 1,4% trong năm 2017, so với mức 1,5% của năm 2016, và đạt tốc độ trung bình 1,7% trong giai đoạn 2017-2021.
Nước Anh được dự báo chỉ tăng trưởng 0,8%, giảm so với mức 1,7% của năm 2016.
Tương tự như Anh, GDP của Nhật Bản cũng bị dự đoán đứng mức ảm đạm 0,6% trong năm 2017, giảm so với mức 0,9% của năm 2016 trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế này vẫn dai dẳng trong thời gian trung hạn.
Tính tổng thể, các nền kinh tế phát triển dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2017, tăng so với 1,7% của năm 2016, và dự kiến tăng 2,1% trong giai đoạn 2017-2021.
Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi khả quan hơn.
Dự kiến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đạt 3,2% trong năm nay, tiếp tục phục hồi và ổn định ở mức 3,6% trong năm 2017, và đạt mức trung bình 3,7% trong giai đoạn 2017-2021.
Đáng chú ý là Conference Board tiếp tục đưa ra dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với cả số liệu của Bắc Kinh lẫn các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới.
Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng 3,8% trong năm 2017, giảm nhẹ so với mức 3,9% của năm 2016.
Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng trên bức tranh các nền kinh tế mới nổi, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,8% trong năm 2016 và 6,5% trong năm 2017, song chỉ đạt mức trung bình 5,8% trong giai đoạn 2017-2021.
Ông Bart van Ark, nhà kinh tế trưởng của Conference Board, cho biết điểm tích cực của báo cáo triển vọng năm nay là mặc dù các nguồn tạo sự tăng trưởng về số lượng (như là sự gia tăng lực lượng lao động và đầu tư vào các kết cấu và máy móc) vẫn góp phần lớn tốc độ tăng trưởng toàn cầu, song sự đóng góp của các nguồn tạo sự tăng trưởng về chất (như là kỹ năng của lực lượng lao động, đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông, và tăng năng suất kinh doanh) đang dần lớn hơn.
Ước tính, sự tăng trưởng về chất sẽ ngày càng chiếm phần nhiều hơn trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn cầu trong thập niên tới.
Do đó, ông Bart khuyến cáo chìa khóa để đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi bãi lầy trì trệ cần tập trung vào các nguồn tạo sự tăng trưởng về chất.
Về tác động của kết quả bầu cử tại Mỹ, ông Bart van Ark nhận định chiến thắng của ông Donald Trump (Đô-nan Trăm) không làm thay đổi bức tranh tăng trưởng tổng thể.
Những biện pháp chính sách tài chính như là cắt giảm thuế và đầu tư vào hạ tầng cơ sở có thể tạo cú huých tăng trưởng cho nước Mỹ trong thời gian trung hạn.
Song trước mắt, những biện pháp này chỉ có thể gây tác động nhỏ bởi lẽ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu hoạt động hết công suất và đang phải đương đầu với khả năng lãi suất tăng, khiến đầu tư vốn đã thấp lại tiếp tục bị cắt giảm.
Mặt khác, xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng khó có thể thay đổi vì chương trình nghị sự hiện nay của ông Trump xem ra chưa đặt ưu tiên cho việc tạo ra sự tăng trưởng về chất cho nền kinh tế.
Về số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Conference Board dự đoán rằng hai hiệp định này gần như chắc chắn sẽ sụp đổ dưới thời chính quyền Tổng thống đắc cử Trump.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, TPP thất bại không đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể tạo ra một khu vực mậu dịch tự do thay thế bởi lẽ các quốc gia sẽ không thấy nhiều lợi ích khi gia nhập một khu vực như vậy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới đón nhận một loạt số liệu “không vui”
15:54' - 30/09/2016
Thị trường thế giới vừa đón nhận một loạt số liệu “không vui” từ các nền kinh tế lớn, khi lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc vẫn chậm tăng trưởng và lạm phát tại Nhật Bản, Mỹ, châu Âu chưa khả quan.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới có kịp “cán đích” năm 2016 (Phần II)
06:32' - 26/09/2016
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn dưới mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới có kịp “cán đích” năm 2016 (Phần I)
06:33' - 25/09/2016
Năm 2016 đã đi qua được gần 3/4 chặng đường với không ít những khó khăn trong bối cảnh các khu vực kinh tế chủ chốt của thế giới phải đối mặt với những vấn đề riêng.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới thiệt hại 71 tỷ USD vì rủi ro thiên tai
07:15' - 23/08/2016
Những thảm họa từ động đất ở Nhật Bản đến cháy rừng ở Canada đã khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 71 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016 này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.