Việt Nam cần hành động để tránh những hệ lụy từ thương chiến Mỹ-Trung
Bài viết của chuyên gia William Pesek, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Nhật Bản hóa: Những điều thế giới có thể học được từ những thập kỷ mất mát của Nhật Bản”, về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới Việt Nam.
Theo nội dung bài viết, giữa lúc mức thuế 25% mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các chuỗi cung ứng, các nhà máy của Việt Nam nhận được cơ hội kinh doanh từ các công ty đa quốc gia trong nỗ lực tìm lối thoát để tránh các tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.Các nhà máy này đã tăng cường sản xuất điện thoại thông minh, giày dép, quần áo, đồ gỗ. Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 17 tỷ USD.
Đội ngũ quan chức của Tổng thống Mỹ Trump đã lưu ý tới vấn đề này. Họ biết các nhà cung ứng đã sử dụng các thủ thuật để lách luật và tránh các biện pháp thuế quan của Washington.Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu xuất khẩu thép sang Mỹ thông qua Việt Nam để tránh thuế. Ban đầu, Nhà Trắng nói bóng gió về sự bất mãn của họ trước thực trạng này vào tháng 5/2019 khi đưa Việt Nam vào danh sách các nước phải theo dõi về thao túng tiền tệ.
Đầu tháng này, Mỹ tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt thuế quan đối với Việt Nam cao hơn 18 lần so với những gì mà họ đã áp đặt lên Bắc Kinh. Mức thuế 456% đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam thể hiện quyết tâm của Tổng thống Trump buộc Việt Nam phải khuất phục. Đây cũng là dấu hiệu báo trước về những xáo trộn lớn hơn sắp diễn ra.Đầu tiên, ông Trump chĩa mũi dùi vào Trung Quốc. Bây giờ là Việt Nam. Sắp tới có thể là Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và sau đó có thể lại là Trung Quốc - quốc gia mà ông Trump đã nhiều lần cáo buộc “đánh cắp” nhiều việc làm của người Mỹ hơn bất cứ nước nào khác.
Hiện nay, đội ngũ quan chức của Tổng thống Trump đã hiểu rõ cuộc chơi và chắc chắn sẽ có thêm các hành động chống lại hàng hóa có gắn mác “Made in Vietnam”. Bộ Tài chính Mỹ sẽ tăng cường theo dõi các biến động về tỷ giá giữa đồng USD và VND.Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,71% trong quý 2/2019, một trong những mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á, chủ yếu nhờ động lực “thay thế cho Trung Quốc”. Tỷ giá VND/USD thấp cũng đang hỗ trợ cho đà tăng trưởng. Không giống sự tăng giá của các đồng tiền của Indonesia, Thái Lan và Philippines, đồng VND của Việt Nam hầu như không thay đổi so với USD khi đồng USD có xu hướng yếu đi. Điều đó không thoát khỏi con mắt của ông Trump. Mặc dù vậy, nhà kinh tế Rob Carnell của ngân hàng ING Bank cho rằng Việt Nam chỉ hưởng lợi “một cách tự nhiên”. “Bạn tăng chi phí và người ta sẽ cố gắng tìm cách khác để né tránh”.Chẳng hạn, Nintendo đang chuyển sản lượng máy chơi game Switch của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các công ty khác như GoPro, Hasbro, Ikea, Nike đều làm tương tự.Và như Nikkei Asian Review đã đưa tin hôm 17/7, Apple đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm tai nghe không dây AirPods ở Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Thậm chí, ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra, Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận với các tập đoàn như Samsung Electronics, Intel hay Nestle nhờ chính sách thương mại mở, chi phí nhân công thấp và vị trí địa lý gần các nền kinh tế năng động nhất châu Á của nước này.
Người cầm đầu chủ trương bảo hộ của Mỹ (Tổng thống Trump) muốn Việt Nam phải kiềm chế thặng dư thương mại. Cho đến nay, Việt Nam đã học theo Nhật Bản và đề nghị mua hàng hóa của Mỹ. Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sẵn sàng tăng số lượng đơn hàng đặt mua máy bay Boeing cũng như năng lượng và một số sản phẩm khác. Capital Economics nhận định nếu Tổng thống Trump áp đặt mức thuế 25% lên Việt Nam như ông đã từng làm với Trung Quốc, xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 25%. Đây sẽ là thiệt hại rất lớn đối với nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Cho đến nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể giúp giảm bớt thiệt hại. Cùng với việc tham gia Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và các thị trường khác. Vì vậy, những chỉ trích của Tổng thống Trump có thể là lời cảnh tỉnh để Việt Nam hiện đại hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Trong báo cáo ngày 8/7, hãng xếp hạng tin nhiệm Fitch Ratings cảnh báo lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đang trở nên “dễ tổn thương hơn trước các cú sốc do việc sử dụng các công cụ đòn bẩy đang tăng”. Theo ước tính của Fitch Ratings, tín dụng ngân hàng đã đạt ngưỡng 134% GDP vào cuối năm 2018. Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân 60% của các nước có cùng xếp hạng tín dụng BB.Trong khi đó, nền kinh tế có quy mô 266 tỷ USD của Việt Nam đang phải đối mặt với sự rung lắc kinh niên. Tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển từ lạc quan một cách phi lý sang tiêu cực quá mức, khiến Việt Nam dễ phải đối mặt với nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi nước này.Một ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam là đẩy nhanh các nỗ lực tư nhân hóa hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh. Khu vực tư nhân đang giữ vai trò quan trọng đối với sự cạnh tranh. Điều quan trọng khác nữa là vượt qua “chiếc bẫy thu nhập trung bình”. Giống như Indonesia, Malaysia và Philippines, Việt Nam đang đối mặt với rủi ro của nước có thu nhập bình quân đầu người ở dưới 10.000 USD/năm. Ngày nay, thu nhập danh nghĩa ở Việt Nam là 2.600 USD. Với tỷ lệ 70% dân số ở độ tuổi dưới 35, Việt Nam phải tạo ra hàng triệu việc làm được trả lương cao, không phải chỉ là các công việc tạm thời ở các nhà máy. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam nhằm giúp sản sinh ra một hoặc hai “kỳ lân công nghệ” để làm sinh động hơn bức tranh IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của nước này. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang trở nên quyết liệt hơn, Việt Nam hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh việc đa dạng hóa các động lực tăng trưởng và chuyển đổi nền kinh tế. Đó là một công việc khó khăn. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Trump buộc Việt Nam phải làm điều mà nước này cần phải làm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sự trỗi dậy của phe thiết thực trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
06:00' - 22/07/2019
Có nhiều dấu hiệu cho thấy hiện nay tại Mỹ và Trung Quốc, phe diều hâu theo xu hướng cứng rắn vẫn chiếm ưu thế, nhưng tiếng nói của phe bồ câu theo xu hướng thiết thực đang tăng lên.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Vẫn chưa thấy hồi kết
06:30' - 14/07/2019
Triển vọng của Trung Quốc trong đối phó với các biện pháp trừng phạt tài chính, vốn được dự đoán là sẽ được chính quyền Trump sử dụng thường xuyên hơn, cũng không mấy sáng sủa hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội của châu Phi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 10/07/2019
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tác động rất lớn, làm gián đoạn hoạt động thương mại và kinh tế toàn cầu theo nhiều cách.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: ASEAN cần biến thách thức thành cơ hội
06:30' - 08/07/2019
Nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan (CLMVT) đang được hối thúc nhanh chóng phát triển chuỗi giá trị mới nhằm biến thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thành cơ hội.
-
Kinh tế Thế giới
Những tài nguyên chiến lược của Mỹ Latinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
06:03' - 27/06/2019
Một nhật báo đại diện cho phái bảo thủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo "sản lượng đất hiếm sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát huyết mạch của lĩnh vực công nghệ cao của Mỹ".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.