Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong phân phối và logistics
Thực hiện chương trình hợp tác thường niên trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Việt Nam-Hàn Quốc, sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổ chức hội nghị Đối thoại chính sách trực tuyến trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Việt Nam-Hàn Quốc năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Đối thoại chính sách Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực phân phối và logistics là chương trình định kỳ 2 năm 1 lần do Bộ Công Thương mà đầu mối là Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng của Hàn Quốc luân phiên tổ chức từ năm 2013 trở lại đây.
Theo ông Trần Duy Đông, những năm gần đây ngành phân phối và logistics của Việt Nam đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự hội tụ của công nghệ vào lĩnh vực bán lẻ, sự hiện diện đông đảo của người tiêu dùng đã khiến thị trường bán lẻ ngày càng trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện những xu hướng mới như bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh.
Đặc biệt, các kênh bán hàng trực tuyến cũng ngày càng phát huy vai trò trong bối cảnh dịch COVID-19. Đơn cử, năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2019.
Trong lĩnh vực logistics, với sự gia tăng mạnh của số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, áp dụng công nghệ 4.0, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối…theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với chất lượng cao.Tuy nhiên, về cơ bản các chính sách pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành nên chưa thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Chính vì vậy, tại hội nghị này ông Trần Duy Đông kỳ vọng hai bên sẽ trao đổi,thảo luận về chính sách pháp luật, kinh nghiệm quản lý của Hàn Quốc để tìm ra giải pháp giúp cơ quan quản lý của Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đồng thời, thúc đẩy ngành phân phối Việt Nam phát triển theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các Tập đoàn bán lẻ quy mô lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, giữa kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống.
Chia sẻ về thực trạng cần thiết phân biệt hàng thật, hàng giả đối với sản phẩm nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: Trong thị trường nội địa, lực lượng quản lý thị trường sẽ giám sát và kiểm tra việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo định kỳ hoặc chuyên đề, có thể báo trước hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy có dấu hiệu vi phạm. Nhưng, bất cập trong việc giám sát hàng hoá lưu thông tại Việt Nam hiện nay là việc phát triển thương mại điện tử rất mạnh mẽ khiến cơ quan thực thi rất khó tiếp cận với các cơ sở kinh doanh thương mại điện tử nhỏ lẻ, cá nhân giống như các trang bán hàng trên Facebook, Zalo, Youtube... Hơn nữa, hàng hoá chủ yếu vận chuyển qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh cũng là điều khó khăn cho lực lượng chức năng quản lý thị trường. Đặc biệt, trong lĩnh vực bưu chính vẫn còn nhiều bất cập nên các đối tượng có thể lợi dụng những kẽ hở trong quy định về Luật Bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng chỉ ra rằng, dù có cơ chế thực thi cũng như các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Công an... nhưng sự phối hợp chia sẻ thông tin thực tế vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, thủ tục thực thi, nhất là về sở hữu trí tuệ còn nhiều phức tạp và bất cập. Khiếu nại trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ cũng khá khó khăn, có nhiều vướng mắc cho cơ quan thực thi.Ngoài ra, một khó khăn nữa gây cản trở cho phía lực lượng kiểm tra kiểm soát là nhiều doanh nghiệp còn ngại cung cấp thông tin cho cơ quan thực thi; người tiêu dùng thích hàng có thương hiệu nhưng số tiền bỏ ra thấp nên ý thức chưa cao.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, theo ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng cục Quản lý thị trường xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021 và các năm tiếp sẽ tập trung vào chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là kiểm tra, xử lý trên môi trường mạng, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an... Ông Nguyễn Thanh Bình cũng hy vọng, phía Hàn Quốc có thông tin chia sẻ liên quan đến các sản phẩm Hàn Quốc bán tại Việt Nam có dấu hiệu bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên cung cấp thông tin sớm cho lực lượng quản lý thị trường để phối hợp xử lý. Tại hội nghị, hai bên đã trao đổi và chia sẻ về các chủ đề như giới thiệu ứng dụng “Scan sản phẩm Hàn Quốc” đến khách hàng và các nhà nhập khẩu của Việt Nam; thực trạng và chính sách phát triển hệ thống cửa hàng outlet tại Hàn Quốc; tiêu chí phân loại trung tâm logistics; quy định và chính sách phát triển các loại hình trung tâm logistics tại Hàn Quốc, kinh nghiệm xây dựng và phát triển các trung tâm phân phối tổng hợp nhằm gắn sản xuất với phân phối lưu thông. Phía Việt Nam cũng chia sẻ với phía Hàn Quốc về thực trạng phát triển ngành phân phối và logistics tại Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển ngành trong thời gian tới.Theo đó, để phát triển ngành phân phối và logistics theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững, cần nâng cao vai trò của thương mại điện tử, chú trọng phát triển hạ tầng mềm, nhất là đào tạo nhân lực trong ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đòn bẩy cho phát triển logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long
13:29' - 09/04/2021
Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị chiếu xạ đạt chuẩn.
-
Công nghệ
Việt Nam hợp tác với tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc để phát triển AI
21:06' - 08/04/2021
Việt Nam đã hợp tác với Naver - tập đoàn công nghệ lớn nhất Hàn Quốc, trong khuôn khổ của chiến lược quốc gia nhằm biến Việt Nam trở thành nhân tố toàn cầu về AI vào đầu thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics Đồng bằng sông Cửu Long: Vừa thiếu, vừa yếu
10:02' - 04/04/2021
Đối với ĐBSCL - vựa lúa, thủy sản và trái cây của cả nước, việc phát triển hệ thống logistics đáp ứng hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản là hết sức cấp thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.