Việt Nam hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020
Theo đó, Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 00 giờ ngày 28/12/2020. Đây là thông tin được công bố tại cuộc họp báo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, chiều 11/1, tại Hà Nội.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Công nghệ truyền hình đã trải qua nhiều cuộc cách mạng như truyền hình cơ học, truyền hình điện tử (đen trắng), truyền hình mầu đến nay là truyền hình số và trong tương lai sẽ là truyền hình thông minh, truyền hình 3D.
Trải qua 9 năm, đến nay, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN vào năm 2010 là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự vào năm 2020.
Việc thực hiện thành công Đề án đã góp phần thực hiện 4 mục tiêu lớn: Hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình, đã giải phóng 112MHz băng tần 700MHz - là băng tần “vàng”, có giá trị hàng ngàn tỷ đồng - cho thông tin di động 5G toàn quốc; mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Đồng thời, thành công này góp phần thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình mà trước kia là “sân” riêng của các Đài Phát thanh - Truyền hình nhà nước. 100% các đài Phát thanh Truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011, 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.
Điều đáng tự hào là trong ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5/10 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự (Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thailand năm 2020).
Nước ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN - hoàn thành đúng hạn việc tắt sóng trước năm 2020 trong khi là nước đông dân nhất trong 5 nước đã hoàn thành cam kết này. Với thế giới, Việt Nam đứng thứ 78/193 hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự, thuộc nhóm các nước đi đầu.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2020, các mục tiêu cụ thể của Đề án đã hoàn thành là: 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV; trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.
Đặc biệt, Việt Nam đã hỗ trợ đầu thu số cho 1,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 điểm % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.
Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh, 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số. Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất, 1 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 1 kênh chương trình truyền hình, đến nay 1 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình.
Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.
Điểm đột phá lớn nhất đi tắt đón đầu đó là Việt Nam đã lựa chọn công nghệ DVB-T2 là công nghệ thế hệ sau thay vì công nghệ DVB-T vào thời điểm 2011 chiếm 90% thị phần.
Công nghệ này sử dụng điều chế ưu việt hơn nên tiết kiệm 1,5 lần tần số và có khả năng chống nhiễu tốt hơn; đến nay điều đó được khẳng định là đúng đắn khi đến 90% các nước đã chọn công nghệ DVB-T2 làm công nghệ chính thức của mình.
Để đạt được kết quả này, Việt Nam có cách làm riêng, đó là xây dựng lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm; đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T); sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích thay cho sử dụng ngân sách để thúc đẩy số hoá truyền hình trong khi các nước khác phải dùng ngân sách; sáng tạo trong truyền thông, xây dựng các bản tin mẫu phù hợp với văn hóa địa phương, vùng, miền để chuyển tải trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở - là kênh thông tin lớn nhất với hơn 80 triệu thính giả trên toàn quốc./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Hệ thống số hóa D-IONE đạt Top 5 Make in Vietnam
15:06' - 23/12/2020
Hệ thống số hóa D-IONE của FSI đã xuất sắc đạt Top 5 Make in Vietnam do Bộ Thông tin truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải thưởng công nghệ số Make in Viet Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyển đổi số: Xu hướng số hóa lĩnh vực tài chính, ngân hàng
17:02' - 26/11/2020
Dưới tác động của dịch COVID-19, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng đột biến.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
LG Energy Solution ký hợp đồng cung cấp pin lithium với công ty Mỹ
09:59'
Công ty LG Energy Solution Ltd. (LGES) của Hàn Quốc vừa ký thỏa thuận không ràng buộc với công ty khai thác mỏ của Mỹ Compass Minerals để cung cấp 2 sản phẩm pin lithium sử dụng cho ô tô điện (EV).
-
Công nghệ
Lơ là bảo mật - “mồi ngon” cho tin tặc
10:57' - 02/07/2022
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng 87% quản lý cấp cao có mật khẩu bị rò rỉ trên dark web, và hơn một nửa (53%) không sử dụng trình quản lý mật khẩu an toàn.
-
Công nghệ
Google rơi vào “tầm ngắm” của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại nhiều nước châu Âu
09:29' - 02/07/2022
Công ty Google đang bị các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại nhiều nước châu Âu khiếu nại về việc lượng lớn dữ liệu cá nhân được thu thập thông qua các tài khoản Google của người dùng.
-
Công nghệ
Xu hướng nhà thông minh ở Việt Nam khá tương đồng với thế giới
16:34' - 01/07/2022
Với nhu cầu ngày càng cao và sự bùng nổ của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT)…, thị trường nhà thông minh (Smart Home) hứa hẹn sẽ bùng nổ tại Việt Nam.
-
Công nghệ
Google trợ lực cho One Mount trở thành “bệ đỡ” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
15:52' - 01/07/2022
Với các công cụ công nghệ từ Google, One Mount hỗ trợ mở rộng quy mô dịch vụ mới, VinID đang tận dụng tối đa lợi thế và mang tới kỳ vọng lớn cho 100.000 tạp hóa liên kết VinShop hay 4.000 nhãn hàng.
-
Công nghệ
Thái Lan muốn trở thành nước đi đầu về công nghệ metaverse
10:21' - 01/07/2022
Thái Lan kỳ vọng sẽ thành một trong những nước đầu tiên khai thác tiềm năng của công nghệ metaverse (vũ trụ ảo) và tận dụng lợi ích từ thương mại hóa công nghệ này.
-
Công nghệ
Sony ra mắt thương hiệu mới Inzone cung cấp thiết bị chơi game PC
09:06' - 01/07/2022
Công ty thiết bị điện tử Sony của Nhật Bản thông báo ra mắt một thương hiệu mới Inzone chuyên cung cấp thiết bị chơi game máy vi tính (PC), để cạnh tranh trong thị trường thiết bị ngoại vi chơi game.
-
Công nghệ
Tình trạng thiếu chip nghiêm trọng khiến số vụ gian lận tăng kỷ lục
08:59' - 30/06/2022
Theo công ty theo dõi tình trạng gian lận và làm giả trong ngành sản xuất chip ERAI Inc của Mỹ, tình trạng thiếu chip nghiêm trọng đã khiến số vụ gian lận là kỷ lục trong năm ngoái.
-
Công nghệ
Indonesia tuyên bố chặn các nền tảng kỹ thuật số nếu không đăng ký
10:23' - 29/06/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia tuyên bố sẽ chặn các nhà cung cấp hệ thống điện tử tư nhân (PSE) như Google, Netflix và Twitter vào ngày 21/7 nếu không hoàn thành đăng ký trước ngày 20/7.