Việt Nam kỳ vọng APEC tiếp tục là diễn đàn chủ chốt về hợp tác và liên kết kinh tế
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 từ ngày 11-12/11/2021 theo hình thức trực tuyến.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã trao đổi với báo chí về tình hình hợp tác APEC trong năm qua, những đóng góp của Việt Nam cho APEC và kỳ vọng đối với Diễn đàn lần này. * Phóng viên:Xin Thứ trưởng đánh giá tình hình hợp tác APEC trong năm qua và những đóng góp của Việt Nam đối với Diễn đàn APEC?* Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng tiến trình hợp tác APEC vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Với chủ đề “Cùng phối hợp, cùng hành động, cùng tăng trưởng”, từ đầu năm tới nay, APEC có gần 200 cuộc họp ở tất cả các cấp; trong đó tập trung chủ yếu vào ứng phó với COVID-19, phục hồi kinh tế, môi trường thương mại và đầu tư, phát triển bền vững và bao trùm, nâng cao hiệu quả của Diễn đàn. Về ứng phó với COVID-19 và phục hồi kinh tế, lần đầu tiên, các Nhà Lãnh đạo APEC đã có Cuộc họp khẩn không chính thức vào tháng 7/2021, kịp thời đề ra các biện pháp hợp tác để vượt qua COVID-19, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, trong đó đề xuất các biện pháp như chia sẻ vaccine, chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh chuyển đổi số, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa và dịch vụ, chuỗi cung ứng vận hành thông suốt… Bên cạnh đó, APEC đã triển khai nhiều sáng kiến, dự án như thành lập Quỹ hỗ trợ các thành viên triển khai sáng kiến ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế… Về môi trường thương mại và đầu tư, APEC tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của diễn đàn trong việc đảm bảo môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở; ủng hộ hệ thống thương mại đa phương; đẩy mạnh kết nối, liên kết kinh tế khu vực, duy trì chuỗi cung ứng, cũng như thúc đẩy các nội hàm hợp tác mới về kinh tế số, chuyển đổi số… Về phát triển bền vững và bao trùm, đáng chú ý, năm nay APEC hết sức chú trọng các nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, các nhóm yếu thế trong quá trình phục hồi kinh tế; đặc biệt nỗ lực thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) đặt ra nhiều cảnh báo nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Về hoạt động của APEC, đáng chú ý nhất là các thành viên APEC tích cực trao đổi, thảo luận nhiều biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả Tầm nhìn APEC đến năm 2040 đã được các nhà Lãnh đạo thông qua vào năm ngoái, nhằm định hướng cho hợp tác APEC trong những thập kỷ tiếp theo. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với chủ nhà New Zealand và các thành viên APEC, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác cũng như đóng góp cho các chương trình nghị sự của APEC trong năm 2021. Việt Nam là nước chủ chốt xây dựng Tầm nhìn APEC 2040 và đang tích cực tham gia xây dựng Kế hoạch triển khai hiệu quả tầm nhìn này. Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế đi đầu kêu gọi tiếp cận công bằng vaccine. Đặc biệt, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ và hành động cụ thể trong hợp tác APEC ứng phó biến đổi khí hậu. * Phóng viên:Kỳ vọng của Việt Nam tại các Hội nghị quan chức quan trọng của Diễn đàn APEC lần này là gì, thưa Thứ trưởng?* Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Từ ngày 11-12/11/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự trực tuyến các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2021, bao gồm Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28, Phiên đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ có bài biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, với sự có mặt của các doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thế giới và khu vực đang trải qua những thời khắc khó khăn do dịch bệnh cũng như đang chuyển biến nhanh chóng. Việt Nam kỳ vọng APEC tiếp tục khẳng định vai trò là diễn đàn chủ chốt về hợp tác và liên kết kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương và hợp tác đa phương.Qua đó, APEC sẽ đề ra các giải pháp, thúc đẩy hợp tác ứng phó với dịch bệnh, khơi dậy các động lực mới, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đưa khu vực trở lại tăng trưởng bền vững, bao trùm. Với tầm nhìn về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường vào năm 2040, các nhà Lãnh đạo cũng sẽ đưa ra những định hướng lớn cho hợp tác APEC trong hai thập kỷ sắp tới vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển.
* Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2021: Tự do thương mại và mở cửa nền kinh tế tạo đà cho phục hồi kinh tế
09:52' - 10/11/2021
Ngày 9/11, các Bộ trưởng ngoại giao và thương mại của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã thống nhất ý kiến cho rằng đảm bảo thương mại tự do và kinh tế mở cửa sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2021: Các nền kinh tế thành viên khẳng định lập trường chống chủ nghĩa dân tộc vaccine
08:49' - 10/11/2021
Ngày 9/11, các nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã một lần nữa khẳng định "lập trường vững chắc" chống lại chủ nghĩa dân tộc vaccine.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2021: Các bộ trưởng cam kết ủng hộ WTO và thúc đẩy phục hồi kinh tế
14:06' - 09/11/2021
Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand Damien O’Connor bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời cam kết thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.