Việt Nam là điểm đến mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản
Đó là nhận định của ông Hiroyuki Moribe, Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam (OERI) của Nhật Bản, khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN trước thềm chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Yoshihide Suga. Dưới đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về quyết định của Thủ tướng Yoshihide Suga chọn Việt Nam và Indonesia làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức? Theo ông, vì sao Thủ tướng Suga lại đưa ra quyết định như vậy?
Ông Hiroyuki Moribe: Trước hết, tôi cho rằng châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới, trong đó trung tâm của khu vực chính là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Việt Nam và Indonesia là hai nước có quy mô dân số lớn, đồng thời rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại đây.
Thứ hai, trước đây, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã chọn Việt Nam và Indonesia là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, và Thủ tướng Suga đã cam kết kế thừa chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm Shinzo Abe. Có lẽ đây cũng là lý do khiến Thủ tướng Suga đã đưa ra quyết định như vậy. Nhật Bản cũng muốn thông qua chuyến thăm này để tìm kiếm sự ủng hộ nhằm hiện thực hóa sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở của cựu Thủ tướng Abe nhằm duy trì hoạt động đi lại an toàn tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Phóng viên: Theo ông, chuyến công du này có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam nói riêng và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung? Ông dự báo như thế nào về những nội dung trọng tâm trong chương trình nghị sự giữa Thủ tướng Suga và các nhà lãnh đạo Việt Nam?
Ông Hiroyuki Moribe: Việt Nam là đối tác cực kỳ quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Điều này được minh chứng khi Việt Nam là một trong số ít các nước được Nhật hoàng đến thăm.
Một điểm cực kỳ quan trọng khác đó là Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có quan hệ gần gũi với Nhật Bản và hai nước hiện cùng chia sẻ nhiều lợi ích chung.Bên cạnh đó, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và tháng 11/2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra tại Việt Nam. Nhật Bản muốn các nước hiểu hơn về lập trường của Nhật Bản đối với khu vực ASEAN tại hội nghị sắp tới.
Về các nội dung cụ thể của chuyến thăm, tôi cho rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản tại khu vực châu Á.Hiện nay, số lượng người lao động làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng lên và có thể nói rằng, nguồn lao động từ Việt Nam là bộ phận không thể thiếu để hình thành lực lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Do đó, Thủ tướng Suga có thể bày tỏ cảm ơn đối với sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, hiện nay, hoạt động đi lại của công dân hai nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các nhà lãnh đạo hai nước có thể sẽ trao đổi để đưa hoạt động đi lại giữa hai nước diễn ra thuận lợi hơn trong thời gian tới. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia thành công nhất trong việc kiểm soát dịch COVID-19, và cũng là một trong số ít các nước trên thế giới có thể đạt được tăng trưởng dương trong năm nay. Nhật Bản có thể rút ra nhiều bài học từ kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề này.Dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp tại Nhật Bản trong mùa Đông tới và tôi cho rằng một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến thăm lần này chính là những bài học và sự hợp tác của phía Việt Nam trong phòng chống dịch.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, rất nhiều mặt hàng như khẩu trang, vật tư y tế tại Nhật Bản rơi vào tình trạng khan hiếm. Tôi cho rằng trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Suga cũng sẽ bày tỏ lời cảm ơn về sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này.Phóng viên: Một số ý kiến cho rằng chuyến công du này của Thủ tướng Suga có thể kích hoạt một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam, nhất là khi Chính phủ Nhật Bản đang trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước di chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản hoặc sang Đông Nam Á. Ông bình luận gì về ý kiến này?
Ông Hiroyuki Moribe: Việt Nam là điểm đến đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Thời điểm ban đầu, các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn triển khai cơ sở sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quãng thời gian 20 năm, Việt Nam đều đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 5% đến 6%, cuộc sống của người dân trở nên giàu có hơn. Giờ đây, Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất mà còn là điểm đến hấp dẫn của một quốc gia sắp đạt mốc dân số 100 triệu người.
Chính vì những lý do đó, tôi cho rằng xu hướng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng khiến hoạt động xuất khẩu từ Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, có thể thấy Việt Nam là một trong số các nước đã nhanh chóng kiểm soát được dịch COVID-19, có thể duy trì mức tăng trưởng dương trong năm nay và các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động.Điều này sẽ tạo điều kiện để không chỉ các doanh nghiệp của Nhật Bản, mà thậm chí cả các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp châu Âu sẽ quan tâm và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới đây.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam
18:00' - 16/10/2020
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố nội dung chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga Yoshihide
16:16' - 16/10/2020
Chính phủ Nhật Bản ngày 16/10 chính thức công bố Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ tới thăm Việt Nam và Indonesia trong thời gian từ ngày 18-21/10.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ Vũ Hồng Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
14:08' - 16/10/2020
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản trước thềm sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ thăm chính thức Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Iran tin tưởng vào khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân với Mỹ
08:48'
Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi ngày 18/4 cho biết Tehran tin tưởng vào khả năng đạt được thỏa thuận với Mỹ về chương trình hạt nhân nếu Washington “không đưa ra những yêu cầu phi thực tế”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo về “cái giá” của chủ nghĩa bảo hộ thương mại
16:22' - 18/04/2025
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo chính sách bảo hộ đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn và các thị trường mới nổi, làm tăng giá cả trên toàn thế giới, làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
IAEA muốn đóng vai trò cầu nối trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
07:00' - 18/04/2025
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho rằng cơ quan này nên đóng vai trò cầu nối trong tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone
21:05' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất chỉ đạo nhằm hỗ trợ nền kinh tế khu vực Eurozone đang gặp khó khăn và chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cát Bà thuận lợi để phát triển đảo du lịch xanh
19:20' - 17/04/2025
Đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh vừa đáp ứng yêu cầu thời đại, vừa khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về Net Zero. Điều này sẽ góp phần đưa Cát Bà thành tọa độ du lịch tầm cỡ quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ cháy rừng cao, các địa phương không chủ quan với "giặc lửa"
17:44' - 17/04/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150 ha rừng, tăng trên 2 lần về số vụ, diện tích rừng bị thiệt hại gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Anh cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công dữ liệu DNA
09:37' - 17/04/2025
Những mối đe dọa này vượt xa phạm vi rò rỉ dữ liệu thông thường, gây rủi ro cho quyền riêng tư cá nhân, tính toàn vẹn khoa học và an ninh quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD quan ngại khi các nước cắt giảm viện trợ nước ngoài
07:50' - 17/04/2025
OECD bày tỏ lo ngại về triển vọng viện trợ nước ngoài, khi công bố số liệu cho thấy viện trợ phát triển trên toàn thế giới vào năm 2024 giảm lần đầu tiên trong 6 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
14:24' - 16/04/2025
Các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới.