Việt Nam-Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong phát triển kinh tế số
Sáng 5/12, với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Chính sách công (GraSPP), Đại học Tokyo, Nhật Bản tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản về “Đối tác kinh tế số trong Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF): Định hướng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam”. Diễn đàn vinh dự được công nhận là sự kiện chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023).
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có những diễn biến nhanh. Nhiều công nghệ có đột phá dựa trên nền tảng số hóa, tích hợp với các công nghệ thông minh.
Theo đó, kinh tế số đã phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ, có ảnh hưởng thực tế toàn diện, sâu sắc đối với phương thức tăng trưởng và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng… không làm suy giảm động lực phát triển kinh tế số, mà thậm chí còn đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số và quan hệ đối tác về kinh tế số. Việt Nam đã có nỗ lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số và hợp tác về kinh tế số. Dù vậy, Việt Nam còn cần nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế số, tập trung vào khung chính sách và pháp lý, phát triển nguồn nhân lực… Ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng tại Hà Nội cho biết, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về kinh tế số. Vào tháng 11/2023, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam, Nhật Bản về nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện đã đề ra một nội dung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển kinh tế số. “Cùng tham gia Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam sẽ có cơ hội để gia tăng hợp tác hướng tới tiếp cận các thông lệ tốt về khung chính sách và pháp lý cho kinh tế số”, ông Kazuo Kusakabe nhấn mạnh. Tại diễn đàn, các chuyên gia và đại biểu của hai nước đã thảo luận, trao đổi, đề xuất các nội dung, kịch bản phát triển và giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam và Nhật Bản. Diễn đàn cũng thảo luận những yêu cầu cải cách và nâng cao năng lực nội tại đối với Việt Nam để phát triển kinh tế số gắn với các mối quan hệ đối tác kinh tế số. Cùng đó, diễn đàn trao đổi, phân tích về những chuyển biến trong quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, các xu hướng và diễn biến quốc tế mới có ảnh hưởng hợp tác kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những góc nhìn và đánh giá về hợp tác kinh tế số trong Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng và những định hướng để hai nước có thể tăng cường hợp tác kinh tế số trong thời gian tới.Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, giai đoạn 2022-2023 đã chứng kiến những chuyển biến tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế, dù còn đối mặt với nhiều thách thức. Vượt qua những khó khăn trong quá trình thảo luận, khu vực Đông Nam Á đã đạt được những thành công lớn trong việc tổ chức các Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), G20 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đi vào thực hiện từ đầu năm 2022 và đã bước đầu giúp gắn kết các nền kinh tế thành viên vào đà phục hồi xuất khẩu ở khu vực, đồng thời tạo động lực cho ASEAN đàm phán, kết thúc đàm phán với một số đối tác để nâng cấp một số FTA hiện có. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục ghi nhận sự quan tâm của nhiều nền kinh tế. Đặt trong bối cảnh ấy, Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chính thức công bố vào tháng 5/2022 thể hiện nỗ lực quan trọng nhằm tăng cường liên kết kinh tế của các nền kinh tế thành viên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khung khổ bao gồm 4 trụ cột chính: Thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có những diễn biến nhanh. Nhiều công nghệ có đột phá dựa trên nền tảng số hóa, tích hợp với các công nghệ thông minh. Theo đó, kinh tế số đã phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ, có ảnh hưởng thực tế toàn diện, sâu sắc đối với phương thức tăng trưởng và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng,… không làm suy giảm động lực phát triển kinh tế số, mà thậm chí còn đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số và quan hệ đối tác về kinh tế số.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
15:22' - 21/11/2023
Việt Nam tiếp tục là nước tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế số Indonesia bước vào quỹ đạo giảm tốc
21:32' - 12/11/2023
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Indonesia dự kiến sẽ giảm tốc trong những năm tới, giống như ở các quốc gia mới nổi khác trong khu vực ASEAN.
-
Kinh tế tổng hợp
Kinh tế số thay đổi tư duy doanh nghiệp Ninh Bình
12:01' - 08/11/2023
UBND tỉnh Ninh Bình cùng các cấp ủy Đảng đang thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trong cộng đồng người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Ninh thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn
12:01' - 07/11/2023
Chuyển đổi số trong từng công đoạn sản xuất, kinh doanh, tiếp cận khách hàng đang là xu thế tất yếu trong các ngành và nông nghiệp cũng không ngoại lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50'
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34'
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29'
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45'
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.