Việt Nam “nước rút” nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19
Tại cuộc họp của Bộ Y tế bàn về các phương pháp xét nghiệm và sản xuất vaccine phòng COVID-19 đang thực hiện tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, việc chủ động vaccine là một yếu tố quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh. Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đã tiến hành thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên chuột, gà trước khi thử nghiệm trên người.Tại Việt Nam, dự án nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19 của các nhà khoa học Công ty một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đang có "triển vọng rất tích cực".
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 cho biết, hiện vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm trên chuột. Khi so sánh với những con chuột được tiêm virus hoang dại đã bất hoạt, những con chuột được tiêm vaccine dự tuyển cho đáp ứng kháng thể cao. “Đây là kết quả đánh giá, phân tích của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương với 2 lô mẫu huyết thanh của 50 con chuột đã tiêm dự tuyển vaccine phòng COVID-19 mà các nhà nghiên cứu của Viện đã nhận được vào các ngày 15/5 và 29/5.Bằng việc tiêm so sánh với chính chủng virus hoang dại đã được bất hoạt cho chuột, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định các mẫu huyết thanh này đã cho đáp ứng kháng thể, trong đó có những mẫu đáp ứng khá cao”, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt thông tin.
Ngoài ra, công nghệ mà Vabiotech sử dụng trong sản xuất vaccine phòng chống dịch bệnh là công nghệ vector virus thay vì các công nghệ vaccine bất hoạt hay sống giảm độc lực như truyền thống.Đây là công nghệ mới, đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, phù hợp đối với các vaccine đại dịch.
Ở giai đoạn tiếp theo, vaccine dự tuyển sẽ được phát triển thành vaccine hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người.Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều.
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu vaccine, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt cho hay, ngay từ đầu tháng 2/2020, hai cán bộ nghiên cứu của Vabiotech đã được cử sang làm việc và phối hợp với các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm của Đại học Bristol (Anh) nỗ lực triển khai thực hiện nhiều công đoạn nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ của Dự án. “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh vào thời điểm đó tại Anh nói riêng, châu Âu và thế giới nói chung, nhóm nghiên cứu đã làm việc gần như 24/7, mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, để kịp hoàn thành kế hoạch đặt ra.Hai thành viên của nhóm nghiên cứu từ Vabiotech kịp quay về Việt Nam ngay sát thời điểm đóng cửa đường hàng không hồi cuối tháng 3. Mẫu cũng được chuyển về tới Việt Nam như dự định”, Chủ tịch Vabiotech cho biết.
Sau thời gian 14 ngày cách ly tập trung sau khi về nước, Ban Lãnh đạo Công ty và nhóm nghiên cứu quyết định biến phòng thí nghiệm của Vabiotech thành “phòng cách ly để nghiên cứu” bù đắp lại thời gian bị gián đoạn.“Nỗ lực của nhóm nghiên cứu đã được bù đắp. Một tháng sau, dự tuyển vaccine đã được hoàn thành để tiêm thử nghiệm trên chuột”, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt không giấu được niềm tự hào.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt cho biết, vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam dự kiến tiêm thử trên người sau 9-12 tháng, hoàn chỉnh vào tháng 10/2021. "Có thể từ 9 đến 12 tháng nữa, Việt Nam sẽ có vaccine đủ tiêu chuẩn để thử nghiệm trên người.Trong khi thông thường, phải mất từ 3-5 năm mới có một dự tuyển có vaccine tốt, mất 5-10 năm để hoàn chỉnh có vaccine”. Đối với vaccine phòng COVID-19, quá trình nghiên cứu sản xuất có thể được rút ngắn và các bước rút ngắn chủ yếu về mặt thủ tục hồ sơ hoặc các quy trình cấp phép.
Các bước sản xuất, nghiên cứu vẫn được đảm bảo, không đi tắt hay bỏ qua bất cứ bước nào. “Hiện Vabiotech cũng chờ đợi các kết quả nghiên cứu của thế giới về hiệu lực của những ứng viên vaccine tiềm năng, các quốc gia giải quyết vấn đề đánh giá vaccine trên người khi không còn nhiều mô hình bệnh nhân... để so sánh, rút kinh nghiệm và áp dụng cho vaccine của Việt Nam”, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vắc xin mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vaccine cho Việt Nam, nhất là các vaccine đại dịch.Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng Coronavirus mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vaccine mới, sẵn sàng và chủ động vaccine phòng chống, dịch bệnh cho người dân.
Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu vẫn căng thẳng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, các nhà khoa học đều cho rằng, chỉ có vaccine mới có thể cứu loài người khỏi thảm họa COVID-19.Hiện tại, cuộc đua nghiên cứu, điều chế vaccine COVID -19 không chỉ gấp rút ở Việt Nam, mà cả các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật...
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có vaccine nào được cấp phép hay được đánh giá là hoàn thiện, mà chỉ được xem là những ứng viên tiềm năng.
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới nuôi cấy thành công virus SARS-CoV-2; nghiên cứu, chế tạo thành công bộ kít xét nghiệm, được WHO công nhận và được cấp chứng chỉ lưu hành trên thế giới; nghiên cứu, sản xuất thành công 5 loại sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2) và hiện đang tiếp tục nghiên cứu vaccine phòng bệnh, thuốc điều trị. Đến nay đã 77 ngày, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi 336/355 trường hợp mắc COVID-19, chiếm 94,6%.Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Y tế, Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ hai nếu trong trường hợp xảy ra các ca lây nhiễm tại cộng đồng do bỏ sót các trường hợp nhập cảnh mắc bệnh hoặc các bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng trong cộng đồng.
Vì vậy, việc tận dụng mọi cơ hội để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 đang là thách thức lớn đối với các nhà khoa học trong nước.Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy các phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine, đồng thời ban hành kế hoạch tổ chức lại lực lượng nghiên cứu kết hợp với doanh nghiệp để khai thác lợi thế nghiên cứu sản xuất vaccine ở nước ta từ trước đến nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Các tổ chức quốc tế mong muốn Việt Nam hợp tác sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19
19:27' - 30/06/2020
Chiều 30/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc cho phép sử dụng vaccine thử nghiệm phòng COVID-19 trong quân đội
17:35' - 29/06/2020
Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã cho phép quân đội sử dụng vaccine Ad5-nCoV trong thời hạn 1 năm. Loại vaccine này không được phép sử dụng ở phạm vi rộng hơn nếu không được Cục Hậu cần chấp thuận.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan dự kiến cuối năm 2020 thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 ở người
13:45' - 24/06/2020
Ngày 23/6, Bộ trưởng Giáo dục đại học, Đổi mới, nghiên cứu, khoa học của Thái Lan Suvit Maesincee thông báo nước này dự kiến thử nghiệm vaccine phòng bệnh COVID-19 ở người vào cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ sấy để nâng cao giá trị của nông sản
18:07'
Chiều 21/11, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản. Hội nghị có sự tham gia của các diễn giả, nhà khoa học đến từ viện, trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Công nghệ
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
12:27'
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người.
-
Công nghệ
Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
11:52'
Ngày 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: từ thách thức đến đột phá”.
-
Công nghệ
Trà Vinh: Thúc đẩy chuyển đổi số phát triển
07:35'
Ngày 22/11, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị trực tuyến tại 116 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã về công tác chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn, với hơn 1.200 đại biểu tham gia.
-
Công nghệ
TikTok Creator Summit Việt Nam 2024: Sân chơi cho những biểu tượng sáng tạo tương lai
19:18' - 22/11/2024
Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, ngày 22/11, TikTok tổ chức Ngày hội các nhà sáng tạo nội dung - TikTok Creators Summit Việt Nam quy tụ hơn 200 nhà sáng tạo trong và ngoài nước.
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39' - 22/11/2024
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03' - 22/11/2024
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11' - 22/11/2024
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15' - 22/11/2024
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.