Vinatex làm gì để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu 10%
Trong buổi làm việc của Tổ công tác của Chính phủ với Tập đoàn Dệt May Việt Nam vào trung tuần tháng 6 vừa qua, Chính phủ giao cho Vinatex tăng thêm kim ngạch xuất khẩu 10% so với mục tiêu ban đầu là 10,4% đã giao dịp đầu năm 2017. Ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, đây là một nhiệm vụ không dễ gì thực hiện nếu không có những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, căn cơ và phù hợp.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với các doanh nghiệp dệt may trong Tập đoàn, ngoài việc thị trường thế giới bất ổn, các hiệp định thương mại quan trọng chưa được thực thi hoặc rút mất, thì còn là chính sách tiền lương đang tạo nên rào cản lớn nhất từ trước đến nay, cùng với sự biến động khốc liệt của lực lượng lao động. Ngoài ra, tỷ giá nội tệ bị kiềm chế cũng khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may bị sụt giảm. Mặc dù vậy, trước nhiệm vụ của Chính phủ mới giao, cho dù khó khăn nhưng các doanh nghiệp trực thuộc cũng như Ban lãnh đạo Tập đoàn vẫn quyết tâm thực hiện. Theo đó, các doanh nghiệp trực thuộc Vinatex đưa ra các giải pháp chính gồm: tăng cường xuất khẩu sợi ở mức tối đa, hơn 90% sản lượng dành cho xuất khẩu. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sợi, không phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là Trung Quốc. Tăng giá trị sợi bằng cách chuyển dịch sản xuất sản phẩm sợi có phẩm cấp cao hơn. Bên cạnh đó, thay đổi cách làm liên kết, chia nhỏ nhóm liên kết để có thể thực sự sử dụng sản phẩm của nhau hiệu quả, gián tiếp tăng kim ngạch xuất khẩu qua khâu may khi sử dụng vải nội địa. Tiếp đó, giải quyết vấn đề biến động lao động bằng hai giải pháp. Đó là dùng công nghệ tự động hóa, tránh phụ thuộc quá lớn vào người lao động, bên cạnh đó còn đẩy năng suất lên cao. Vinatex cũng kiến nghị với Chính phủ về vấn đề chính sách tiền lương, tránh việc để người lao động lợi dụng kẽ hở trong chính sách này mà nghỉ việc, nhảy việc, tránh cho doanh nghiệp phải chịu gánh nặng quá lớn trong việc nộp bảo hiểm… Năm 2016, Tập đoàn Dệt May Việt Nam trải qua một năm đặc biệt, hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, có sự tham gia của cổ đông và nhà đầu tư với nhiều áp lực mới. Vinatex buộc phải hoạt động chuyên nghiệp hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị chưa hài lòng với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như thị trường suy giảm toàn cầu, khả năng khơi thông các nguồn lực tài chính, nhân lực đều giảm.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của các quốc gia dệt may khác với sự hỗ trợ của chính sách giảm thuế và tỷ giá cũng là những thách thức không nhỏ cho Vinatex, khiến cho sức khỏe của các doanh nghiệp dệt may nói chung chưa được tốt./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vinatex cần cổ phần hóa, thoái vốn sâu
16:58' - 20/06/2017
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng cần Vinatex cần cổ phần hóa sâu, thoái vốn sâu với những doanh nghiệp thành viên mà Tập đoàn không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
-
Chuyển động DN
Vinatex là đối tác quan trọng của Tập đoàn Itochu Nhật Bản
19:36' - 17/01/2017
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết với Tập đoàn Itochu một thỏa thuận hợp tác chiến lược.
-
Chứng khoán
Vinatex chính thức chào sàn UPCoM
09:34' - 03/01/2017
Hôm nay, 500 triệu cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chính thức chào sàn UPCoM với giá tham chiếu 13.500 đồng/cổ phiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.