VINPA đề xuất nhiều giải pháp phát triển thị trường xăng dầu minh bạch và ổn định
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Đại hội lần thứ III của Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam (VINPA) đã nhất trí để ông Bùi Ngọc Bảo tiếp tục làm Chủ tịch VINPA nhiệm kỳ 2023-2028; ông Trịnh Quang Khanh tiếp tục làm Phó Chủ tịch VINPA nhiệm kỳ 2023-2028.
Tại Đại hội lần này, VINPA đã đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường xăng dầu lành mạnh, minh bạch trong tình hình mới trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo Chủ tịch VINPA Bùi Ngọc Bảo, theo quy định pháp luật, mỗi doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ phải mở một tài khoản riêng để theo dõi số tiền chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo thông báo của Bộ Công Thương trong từng kỳ điều hành giá xăng dầu. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý quỹ và báo cáo với liên Bộ Công Thương Tài chính.Theo đó, tổng số lượng kết chuyển thì có thể có doanh nghiệp đúng hạn, chưa đúng hạn, nhưng nhìn chung số tiền kết chuyển này “không doanh nghiệp nào có thể nhập nhằng” vì còn có khâu hậu kiểm, giám sát của cơ quan quản lý. Do vậy, doanh nghiệp không kết chuyển hoặc nợ Quỹ là vi phạm quy định.
Thực tế là trong những năm dịch COVID-19 xảy ra, đặc biệt là trong năm “dị biệt” 2022, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị thua lỗ do giá bán ở một số thời điểm thấp hơn giá thành, vì vậy doanh nghiệp không kết chuyển Quỹ bình ổn giá và lâm vào tình trạng nợ Quỹ này.
Tuy nhiên, nếu không có quyết định chi Quỹ bình ổn giá theo chỉ đạo của liên bộ Công Thương Tài chính thì Quỹ này trên thực tế cũng chỉ gửi tại Ngân hàng, còn không tác động đến thị trường.
Thực tế là nhà nước quản lý xăng dầu bằng cơ chế giá nên xét đến cùng trách nhiệm vẫn là ở doanh nghiệp. Nếu không kết chuyển đủ Quỹ này, doanh nghiệp bắt buộc phải vay ngân hàng khi có quyết định chi từ phía cơ qua quản lý. Theo thống kê của VINPA, tại thời điểm này, vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị âm Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên vẫn phải vay ngân hàng để chi Quỹ theo chỉ đạo, ông Bảo chỉ rõ. Ông Bảo cho biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong những năm trước đây là công cụ của Chính phủ đảm bảo giá xăng dầu không tăng sốc trong bối cảnh thị trường thế giới biến động tăng mạnh. Tuy nhiên, tại thời điểm này, biên độ giao động của giá dầu so với thời điểm thành lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trước khi Luật giá năm 2012 ra đời đã khác rõ rệt cả về giá và cơ cấu sản phẩm, do đó không còn theo tỷ lệ thuận thuần túy nữa và độ chênh cũng quá lớn. Vì vậy, Quỹ này trên thực tế chỉ bù được một phần và đang tồn tại sai lệch so với thời điểm hình thành. Vì vậy, cơ quan quản lý nên xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu này, Chủ tịch Bảo đề xuất.Đồng tình với đề xuất này, bà Trần Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà-doanh nghiệp tư nhân đầu mối chiếm khoảng 25% thị phần miền Bắc và có sản lượng kinh doanh chỉ sau 2 doanh nghiệp xăng dầu nhà nước là Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho biết, hiện nay trên 80% doanh nghiệp tư nhân ngành xăng dầu đang đối mặt với thua lỗ và mất gần hết vốn do tác động nặng nề của giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua, nhất là trong năm “dị thường” 2022 khi giá nhập khẩu xăng dầu dự trữ của một số doanh nghiệp đầu mối để đảm bảo nguồn cung theo chỉ đạo của Bộ Công Thương thường thấp hơn giá bán ra.
Vì vậy, nhà nước nên có chính sách khoanh nợ, giãn nợ giai đoạn 2020-2022 cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng lượng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục tồn tại và thực hiện vai trờ dảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng. Thực tế là một số doanh nghiệp bị âm Quỹ bình ổn giá xăng dầu do lâm vào tình cảnh mất vốn sau 3 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, riêng Hải Hà đang âm 5 tỷ đồng và đến nay chưa có nguồn để kết chuyển vè tài khoản Quỹ bình ổn giá theo quy định, bà Mai cho biết. Cũng theo bà Mai, từ tháng 1/2020-6/2023, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà đã lỗ lũy kế 4.963 tỷ đồng (riêng năm 2022 lỗ 2.048 tỷ đồng). Trong đó, lỗ do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ theo điều hành là 837 tỷ đồng; lỗ chênh lệch giá bán lẻ theo công văn điều hành so với giá bán buôn tại Hải Hà là 1.396 tỷ đồng; lỗ do trích lớn hơn chi Quỹ bình ổn giá là 462 tỷ đồng; lỗ do giá nhập khẩu và chi phí mua của Hải Hà cao hơn giá mua tại công văn điều hành là 2.203 tỷ đồng…Theo VINPA, trải qua năm 2022 đầy biến động, các thương nhân kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới để hồi phục lại hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nguồn tín dụng từ các ngân hàng tuy nhiều nhưng khó tiếp cận vì điều kiện cho vay rất khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân.
Trong khi đó, hai nhà máy lọc dầu cung ứng 70-75% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước nhưng nguồn nguyên liệu dầu thô đầu vào của 2 nhà máy lọc dầu chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài nên về cơ bản giá dầu trong nước vẫn phụ thuộc rất nhiều vào những biến động của giá xăng dầu thế giới. Trên thực tế, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh xăng dầu vẫn chưa lường hết được những biến động của thị trường. Quy trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật kéo dài tạo ra độ trễ nhất định. So với nhiều quốc gia trên thế giới, lượng dự trữ xăng dầu của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp: mức bình quân 5 năm qua khoảng hơn 370.000 m3 mỗi năm, tương đương 9 ngày nhập khẩu ròng và 6,5 ngày tiêu thụ (số liệu Bộ Công Thương). Trong bối cảnh nguồn cung thế giới gặp khó khăn, lượng dự trữ xăng dầu quốc gia thấp sẽ không phát huy được tác dụng trong những trường hợp cần thiết, không giải quyết được kịp thời tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường như thời điểm quý IV/2022. Nếu Nhà nước không tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống kho dự trữ xăng dầu quốc gia riêng và gia tăng lượng dự trữ xăng dầu thì tình trạng trên sẽ còn có thể tiếp diễn trong thời gian tới. Vì vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng và tạo lập thị trường xăng dầu minh bạch và phát triển ổn định trong bối cảnh mới, Nhà nước chỉ nên công bố giá cơ sở (giá xăng dầu thế giới, mức trích, chi quỹ bình ổn giá), còn lại nên trao quyền cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu, căn cứ vào các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mình. Như vậy sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nhà nước cũng cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn, trong đó cần có những quyết sách như: Vấn đề dự trữ để đảm bảo an ninh năng lượng, quyền quyết định giá bán của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giải quyết mâu thuẫn giữa thuế nhập khẩu xăng dầu bằng 0 vào năm 2024 theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với cam kết bảo hộ cho Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn trong 10 năm (2018-2028), phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên các quốc lộ hoặc trên các trục đường mới xây dựng, quản lý chất lượng xăng dầu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch… Cùng đó, Nhà nước cần có lộ trình điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, bù đắp phần hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế, đồng thời đảm bảo hài hòa ba lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Ngoài ra, với xu hướng chuyển đổi năng lượng, sử dụng các nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch là rất lớn, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm lọc hóa dầu trong nước, ngoài việc các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường… các cơ quan quản lý tạo điều kiện về cơ chế chính sách thuế, về đầu tư nâng cấp mở rộng, về nguồn dầu thô và nguyên liệu đầu vào… giúp nhà máy hoạt động có hiệu quả và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Theo lộ trình, Luật Giá năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và sẽ tác động đến cơ chế điều hành giá xăng dầu. Vì vậy, giá xăng dầu sẽ tiếp cận sát hơn với giá thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước/.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá xăng RON95 được dự báo chạm ngưỡng 26.000 đồng/lít
20:04' - 20/09/2023
Trong kỳ điều hành ngày 21/9, giá xăng RON95 được Viện dầu khí Việt Nam dự báo có thể tăng lên 25.847 đồng/lít.
-
Kinh tế Việt Nam
Hết quý II Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn gần 7.425 tỷ đồng
18:00' - 13/09/2023
Ngày 13/9, Bộ Tài chính đã công bố thông tin về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu quý II/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.