Vốn ODA: Bài 1 – Cuộc chơi sòng phẳng
Tại Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào dự án xây dựng hạ tầng giao thông. Các nhà tài trợ đưa ra yêu cầu rất cao về năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công… với các doanh nghiệp tham gia vào các dự án có nguồn vốn ODA.
Trong khi câu chuyện Việt Nam có thể không được vay theo điều kiện ODA chưa được công bố thì các doanh nghiệp ngành giao thông đã và đang có những bước đi để đáp ứng cuộc chơi “sòng phẳng” với các nhà thầu quốc tế.
Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, các dự án xây dựng hạ tầng giao thông có nguồn vốn đầu tư từ các nhà tài trợ rất đa dạng.
Trong đó, có nhiều cơ quan truyền thống như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng nhiều nhà tài trợ mới đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Quỹ Phát triển quốc tế của OPEC...
Nguồn vốn đa dạng là vậy nhưng các doanh nghiệp xây dựng ngành giao thông nói riêng, các doanh nghiệp xây lắp của nhà nước nói chung lại gần như không có “cửa” tham gia làm thầu chính tại các dự án sử dụng vốn vay ODA bởi các quy định ràng buộc của nhà tài trợ. Điều này khiến các nhà thầu trong nước "thua thiệt".
Điển hình như với nguồn vốn vay từ WB. Cụ thể, nhà tài trợ này yêu cầu các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước không được tham gia đấu thầu các dự án của họ mà chỉ có các nhà thầu nước ngoài làm thầu chính.
Tuy nhiên, thực tế này đã có sự “đổi chiều” sau khi các doanh nghiệp thực hiện thành công cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, hiện nay, với các dự án sử dụng vốn vay ODA do VEC làm chủ đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể tham gia khi đáp ứng được năng lực về tài chính và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án.
Việc lựa chọn nhà thầu thi công đều được thực hiện chặt chẽ thông qua thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
“Tại dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đối với hợp phần JICA tài trợ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thi công 7/8 gói thầu xây lắp; gói còn lại do liên danh nhà thầu Việt Nam và Tây Ban Nha thực hiện. Hay như Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đối với 3 gói thầu sử dụng phần vốn STEP của JICA, các doanh nghiệp Việt Nam (gồm các nhà thầu thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng) đều góp mặt cùng với các nhà thầu Nhật Bản trong các liên danh trúng thầu”- ông Mai Tuấn Anh chia sẻ.Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP (Cienco4), Nguyễn Tuấn Huỳnh cho biết, từ một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ giữa năm 2014.Đây được coi là “bước ngoặt” lớn trong quá trình phát triển của Tổng công ty, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận với các dự án quy mô lớn, sử dụng vốn vay của ADB, WB, JICA tại các dự án: cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, cầu Nhật Tân… Những dự án này trước đây Cienco4 không thể tham gia do các điều kiện ràng buộc về mặt pháp lý của nhà tài trợ.
Song, đối với ngành đường sắt, theo chia sẻ của một lãnh đạo ngành, lĩnh vực này chỉ có một vài đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt có kinh nghiệm thi công, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng đường sắt nhưng lại không thể tham gia đấu thầu các dự án dùng vốn ODA của WB vì có yếu tố vốn Nhà nước. Nghịch lý là các doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu sẽ thuê lại chính các nhà thầu Việt Nam thi công.Phản ảnh về những thua thiệt của doanh nghiệp khi không được tham gia làm nhà thầu chính các dự án ODA ngay trên sân nhà, ông Nguyễn Ðức Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăng Long - CTCP nhận xét: “Nhiều năm trước, các nhà thầu nội phải đi làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài nên thiệt đơn, thiệt kép, đặc biệt là bị thụ động trong công việc”.
Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải) Vũ Anh Minh khẳng định, trong hai năm trở lại đây, sau khi đã tiến hành cổ phần hóa, thoái toàn bộ 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải có đủ năng lực đều đã được tham gia thực hiện các gói thầu lớn có vốn ODA theo thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
Minh chứng là nhiều đơn vị như Cienco4, Tổng công ty Thăng Long đã trúng thầu với tư cách nhà thầu độc lập hoặc trong liên danh với các nhà thầu quốc tế.
Xem tiếp Bài 2 – Cách nào để nắm bắt cơ hội?
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về quản lý tài chính với dự án đối tác công tư
15:48' - 22/04/2016
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 55/2016/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 95 tỷ yên Nhật cho bốn dự án tại Việt Nam
12:58' - 01/04/2016
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký với Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 95,167 tỷ Yên Nhật cho bốn dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn trách nhiệm cụ thể với từng địa phương khi vay vốn ODA
15:01' - 24/03/2016
Để sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, các địa phương phải thông qua HĐND các cấp để cân nhắc xem dự án có mang lại hiệu quả và cần thiết không, từ đó, gắn trách nhiệm cụ thể với từng địa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Sách trắng ODA Nhật Bản nhấn mạnh việc hỗ trợ ASEAN
10:29' - 11/03/2016
Trong Sách Trắng về ODA của Nhật Bản công bố ngày 11/3, Tokyo nêu bật tầm quan trọng của việc hỗ trợ 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
ODA sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào?
12:30' - 07/03/2016
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.