“Vũ khí” Canada cần để khởi động lại nền kinh tế
Trong cuộc chiến với virus corona SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, 38 triệu dân Canada cùng “nhập ngũ” và nhận lệnh “giãn cách xã hội”.
Câu hỏi đang được đặt ra đó là Canada cần làm gì để giành chiến thắng trong trận đấu này và bao giờ người dân Canada mới được “giải ngũ”.
Thủ tướng Justin Trudeau trong một phát biểu mới đây đã cảnh báo người dân Canada sẽ không thể quay lại cuộc sống bình thường như trước khi có đại dịch COVID-19 cho tới khi có vắc-xin phòng bệnh. “Sẽ là một chặng đường dài phía trước. Chúng ta cần thận trọng trong ít nhất một năm nữa”, Thủ tướng nói.
Ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy Canada đang kìm được tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh. Mặc dù với tình hình hiện nay Canada chưa thể nới lỏng lệnh đóng cửa nền kinh tế, nhưng ít nhất cũng có cơ sở để tin rằng sẽ có ngày này và Canada cần lên kế hoạch chuẩn bị.
Theo nhiều nhà phân tích, “vũ khí” mà Canada cần trong cuộc chiến với COVID-19 trong những tháng tới đó là: xét nghiệm và xét nghiệm nhiều hơn nữa.
Ông Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York (Mỹ), nhận định rằng bang này (với dân số bằng một nửa của Canada) cần đặt mục tiêu nâng năng lực xét nghiệm COVID-19 lên hàng trăm nghìn người/ngày nếu muốn mở cửa trở lại nền kinh tế và duy trì được tình trạng mở cửa này.
Tóm lại, việc xét nghiệm đóng vai trò thiết yếu trong trận chiến với COVID-19. Nhưng cách tiếp cận của Canada trong tháng Ba vừa qua được ví von như “ném bom rải thảm”.
Việc thiếu công cụ để liệt kê người nhiễm virus, người mắc bệnh nhưng đã khỏi... khiến Canada không có lựa chọn nào khác ngoài việc cách ly mọi người với nhau. Canada chỉ có thể nới lỏng được cách tiếp cận này trong trường hợp trang bị đầy đủ “vũ khí” xét nghiệm.
Nhiều chuyên gia cho rằng Canada hoàn toàn có thể làm được điều này, trong bối cảnh phương pháp xét nghiệm virus không ngừng được cải tiến, chẳng hạn như các máy phân tích của Spartan Bioscience có thể cho kết quả xét nghiệm trong vòng chưa đến 1 tiếng.
Ngoài ra, có nhiều cách để tối ưu hóa việc “truy tìm dấu vết’ của các ca nhiễm thông qua điện thoại thông minh...
Đặc biệt, việc xét nghiệm cũng không quá đắt đỏ và không thể so với hàng trăm tỷ đô la Canada (CAD) tổn thất về kinh tế mà Canada đang phải gánh chịu, hay hàng trăm tỷ CAD thâm hụt ngân sách mà Ottawa và các tỉnh bang phải chấp nhận để xoa dịu “nỗi đau” mà đại dịch COVID-19 gây ra.
Đầu tháng Tư này, công ty Spartan đã ký một hợp đồng bán cho tỉnh bang Alberta 250 máy phân tích và 100.000 bộ kit xét nghiệm với giá 9,5 triệu CAD.
Hiện nay Canada tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho khoảng 18.000 người mỗi ngày. Con số này cao hơn nhiều nước khác, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
Canada phải có phương tiện để xét nghiệm cho người có triệu chứng và cả những người đã tiếp xúc với người có triệu chứng.
Canada cần tiến hành xét nghiệm định kỳ các nhân viên chăm sóc y tế và bệnh nhân tại các bệnh viện, nhà dưỡng lão. Canada cũng phải xét nghiệm nhanh cho hàng nghìn lái xe tải hàng ngày chạy qua biên giới Mỹ-Canada.
Từ nay cho tới khi có vắc-xin phòng bệnh, người dân phải “làm phẳng đường cong” dịch bệnh bằng cách ở tại nhà trước khi Canada có thể mở cuộc "tổng tấn công" trên mặt trận xét nghiệm, đi kèm với việc kiểm soát biên giới chặt chẽ và thực hiện giãn cách xã hội với các mục tiêu cụ thể.
Những giải pháp này sẽ đem đến cho Canada cơ hội để mở cửa trở lại phần lớn các hoạt động kinh tế, cho phép đông đảo người dân được quay trở lại làm việc.
Ngân hàng trung ương Canada nhận định đại dịch COVID-19 đã đẩy GDP của nước này trong ngắn hạn rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh nhất từ trước tới nay. Ngân hàng này ước tính GDP thực tế của Canada, khi so với ở thời điểm quý IV/2019 có thể giảm 1-3% trong quý I/2020 và giảm 15-30% trong quý II/2020.
Đáng chú ý là báo cáo từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo thâm hụt ngân sách của Canada trong tài khóa bắt đầu vào ngày 1/4/2020 có thể bị đẩy lên 184,2 tỷ CAD (gần 132 tỷ USD), tương đương 8,5% GDP. Lần gần đây nhất ngân sách Canada bị thâm hụt 8,5% GDP là hồi năm 1984-1985.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Canada yêu cầu thận trọng khi cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế
08:55' - 20/04/2020
Chính phủ Canada muốn các chỉ số chính (về dịch bệnh) phải giảm trong một thời gian dài hơn trước khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Canada-Mỹ kéo dài hạn chế đi lại qua biên giới đến 20/5
10:52' - 19/04/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 18/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nước này và Mỹ sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế đi lại giữa biên giới hai nước tới ngày 20/5.
-
Kinh tế Thế giới
Canada bơm 1,7 tỷ USD hi vọng tạo 10.000 việc làm ngành năng lượng
09:18' - 19/04/2020
Giá dầu sụt giảm và những ảnh hưởng về kinh tế của cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã “tàn phá” ngành năng lượng của Canada, đẩy nhiều lao động vào tình trạng thất nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18' - 15/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30' - 15/08/2022
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.