Vụ việc "Khá Bảnh" là rất nguy hiểm, “cực kỳ không tốt” trên mạng xã hội
Chiều 2/4, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vụ việc Ngô Bá Khá (tức “Khá Bảnh”) đang được dư luận quan tâm.
Báo chí đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc Ngô Bá Khá (tức “Khá Bảnh”, sinh năm 1993, trú tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) khi thanh niên này liên tục tung các video tục tĩu, bạo lực và vừa bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, vụ việc "Khá Bảnh" là rất nguy hiểm, “cực kỳ không tốt” trên mạng xã hội hiện nay.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm nay, Thủ tướng đã có ý kiến rất gắt gao đối với Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến quản lý những thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, phản cảm, tục tĩu.
"Những trường hợp như thế này không thể chấp nhận được trong một xã hội lành mạnh" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá về vụ việc Khá Bảnh.
Liên quan đến vụ việc này, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết, ngày 1/4, Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Ngô Bá Khá để điều tra về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Lực lượng Công an đã nắm chắc quy luật hoạt động của đối tượng nên đã tiến hành bắt giữ kịp thời. "Về việc Ngô Bá Khá có những clip phản cảm, tục tĩu trên mạng, đây là một hiện tượng cần phải ngăn chặn kịp thời" - Thứ trưởng Bùi Văn Nam nói.
Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết thêm, Nghị định 167 ban hành từ năm 2013 về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình, nhiều quy định chưa phù hợp. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Tư pháp rà soát, tiến hành sửa đổi, bổ sung, bám sát thực tiễn hiện nay.
Còn Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, hiện các hoạt động, diễn biến trên mạng xã hội rất phức tạp, chủ yếu là những nội dung phản cảm, khó kiểm soát xuất hiện trên các mạng xã hội do nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Bộ Thông tin và Truyền thông đang tích cực làm việc với các mạng xã hội nước ngoài để giảm thiểu các nội dung phản cảm, tiêu cực, tục tĩu… Đồng thời, Bộ đang rà soát các văn bản pháp luật liên quan bảo đảm quản lý được các mạng xã hội nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam theo đúng pháp luật Việt Nam, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng bộ quy tắc khung về ứng xử trên mạng xã hội, kết hợp giữa quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức."Bên cạnh đó, cần nêu cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội đối với vấn đề giáo dục con cái, các bạn trẻ khi tham gia, sử dụng mạng xã hội, nói rõ tác hại, lên án những hành vi sai trái" - Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nêu quan điểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý nghiêm các vụ bạo lực học đường, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan
20:54' - 02/04/2019
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trả lời về hàng loạt vấn đề gây bức xúc xã hội liên quan lĩnh vực quản lý của ngành trong thời gian gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải về tăng giá xăng dầu
20:18' - 02/04/2019
Lý giải về mức tăng giá này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, việc quản lý điều hành giá xăng dầu đang tiến tới giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa ra mức kỷ luật trong vụ xe biển xanh đón người nhà tại sân bay
20:00' - 02/04/2019
Bộ Công Thương thành lập hội đồng kỷ luật, xem xét rất kỹ và đưa ra mức kỷ luật với những người có trách nhiệm trong vụ việc này từ nhân viên lễ tân, trưởng phòng lễ tân và cán bộ của Văn phòng Bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.