Xử lý nghiêm các vụ bạo lực học đường, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan
* Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2019 diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Liên quan đến kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2019 được phụ huynh phản ánh một số giải được trao không công bằng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, đây là kỳ thi nhằm khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, qua đó đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Kỳ thi đã để lại kết quả tốt cho các nhà trường.
Về vấn đề báo chí nêu, có một số dự án vi phạm quy chế, qua thẩm định hồ sơ trùng lặp, có những ý tưởng sao chép, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, các nhà khoa học đã trực tiếp xem lại và đến thời điểm này, có thể khẳng định các đề tài, tên có thể giống nhưng nội dung là khác.
“Đã là nghiên cứu khoa học thì tên có thể giống nhau nhưng phương thức, cách làm, học sinh có sự sáng tạo. Các đề tài này đến giờ phút này đảm bảo đúng quy chế và được công nhận”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay.
Về đánh giá kết quả thi, Thứ trưởng thông tin, Bộ đã tích cực đổi mới, đảm bảo sự công bằng cho kỳ thi bằng cách đổi chéo toàn bộ giám khảo trước kia chấm cho các kỳ thi ở miền Nam nay được chuyển ra miền Bắc, các giáo viên miền Bắc vào Thành phố Hồ Chí Minh để chấm cho các đề tài từ miền Nam.
Việc đổi chéo này để cho các giáo viên không trực tiếp liên quan đến học sinh và dự án. 100% giám khảo được chọn từ các trường đại học, là các tiến sỹ, nhà khoa học, học hàm giáo sư, phó giáo sư, vì danh dự của mình, họ làm việc nghiêm túc.
“Kỳ thi này là thi dự án nên tên dự án đã bị lộ tại kỳ thi. Việc đánh dấu dự án chỉ là một phương thức, còn trong quá trình trình bày hồ sơ, học sinh sẽ ghi tên nên chúng tôi đánh giá trực tiếp đến các em. Giáo viên trực tiếp chấm đảm bảo nghiêm túc, khách quan. Kỳ thi khoa học kỹ thuật đến giờ phút này khẳng định nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy chế”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nêu rõ.
* Xử lý nghiêm bạo lực học đường
Về vấn đề bạo lực học đường, theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ và Bộ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và chống bạo lực học đường. Bộ đã xây dựng Thông tư 31 về tổ tư vấn học đường trong các trường học.
Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xử lý nghiêm các sai phạm xảy ra với các đối tượng là nhà giáo và học sinh.
Về việc phân cấp, chính sách đã nêu rõ, phân trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương, để xảy ra thì địa phương phải xử lý nghiêm khắc, trách nhiệm là của lãnh đạo tỉnh, các sở trực tiếp quản lý.
Bộ đã cố gắng dùng các biện pháp tư vấn học đường, tăng cường lối sống cho học sinh, nâng cao giáo dục đạo đức, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh, những việc xảy ra cần xử lý nghiêm khắc.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các vụ bạo lực học đường, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, việc phân cấp cho địa phương, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nhà trường.
“Chúng ta phải xem xét lại, từ trước đến nay chúng ta đều đi học nhưng không có chuyện mất đạo đức như vậy... Lứa tuổi như vậy dùng hành động bạo lực như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cần phải quan tâm đến công tác giáo dục của gia đình, cách giáo dục của nhà trường. Đặc biệt chúng ta phải tạo ra môi trường tốt hơn và tinh thần xử lý của địa phương, nhà trường cũng phải rõ. Vừa rồi có chuyện che giấu, bao che là không chấp nhận được”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Trước đó, phát biểu khai mạc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển kinh tế nhưng không bỏ quên các vấn đề xã hội bức bối hiện nay.
Thời gian qua nổi lên nhiều vấn đề, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, trong đó có vấn đề bạo lực học đường ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Nghệ An, Hưng Yên.
“Tình trạng bạo lực học đường trong học sinh không chỉ diễn ra ở Hưng Yên, mà diễn ra ở không ít địa phương. Đây có phải là vấn đề báo động hay không? Thủ tướng nêu câu hỏi này trước thành viên Chính phủ và yêu cầu chúng ta phải giải đáp. Trách nhiệm của địa phương thế nào, của trường học, xã hội ra sao, đó là vấn đề cần suy nghĩ, có biện pháp mạnh mẽ hơn, không để những vấn đề này trở thành vấn đề của xã hội”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, theo đó mặc dù kinh tế là vấn đề rất quan trọng, nhưng cần thảo luận rõ nét hơn về vấn đề xã hội, để thực hiện đúng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Điều quan trọng nhất là tập trung nỗ lực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, đồng thời giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội, đặc biệt là những vấn đề bức xúc, dư luận quan tâm, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Thủ tướng nêu, Chính phủ cần quan tâm ba trụ cột: Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu coi nhẹ vấn đề xã hội thì một lúc nào đó, kinh tế cũng không phát triển được.
* Sẽ xử lý thỏa đáng vụ thí sinh gian lận điểm thi
Liên quan đến việc công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi trong Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, ba tỉnh vi phạm quy chế đã được Bộ Công an phối hợp điều tra chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xử lý vi phạm với các thí sinh đang học đại học, các học sinh không được tiếp tục học, để đảm bảo công bằng cho các học sinh.
“Chúng tôi hiểu trong số các học sinh được điều chỉnh điểm, có những em do người lớn tham gia chứ không phải do học sinh”, ông Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Về vấn đề này, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, Bộ Công an đã tổ chức điều tra nghiêm túc, kết quả đã được thông báo là khách quan. Kết quả này đã được thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bên liên quan.
Việc có công bố danh tính các học sinh hay không là vấn đề quan trọng. Bộ Công an đã trao đổi kỹ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương nên xử lý như thế nào vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính nhân văn đối với học sinh.
“Chúng tôi cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có cách xử lý thỏa đáng, đảm bảo tính nghiêm túc, chấp hành đúng pháp luật nhưng cũng quan tâm đến các học sinh”, Thượng tướng Bùi Văn Nam nêu rõ.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng đánh giá cao các cơ quan chức năng Bộ Công an đã điều tra, khởi tố và công bố các đối tượng vi phạm. "Sẽ có danh sách gửi về Cục Nhà trường Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các trường đại học, cao đẳng. Nếu có học sinh gian lận điểm thì phải công bố”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông cũng đồng quan điểm với Thứ trưởng Bộ Công an về việc công bố phải nhân văn, để các học sinh này đủ tự tin tiếp bước con đường học hành, “Không nên tạo điều gì đó ảnh hưởng đến bản thân các cháu, vì có lẽ các cháu không phải là người trực tiếp tham gia, có thể do tác động nào đấy, các cháu cũng không biết việc của mình như thế”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Họp kỷ luật nhóm học sinh đánh bạn ở Nghệ An
19:39' - 02/04/2019
Ban Giám hiệu các trường Trung học cơ sở Diễn Kim, Trung học cơ sở Diễn Hùng đã họp vào chiều 2/4 và đưa ra hình thức xử lý, kỷ luật đối với nhóm học sinh đánh bạn ở Nghệ An.
-
Kinh tế & Xã hội
Lại thêm một nữ sinh bị đánh hội đồng tại Nghệ An
18:00' - 01/04/2019
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang chỉ đạo điều tra vụ một nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Diễn Kim bắt một nữ sinh quỳ xuống để đánh hội đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử nghiêm
12:15' - 30/03/2019
Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã liên hệ trực tiếp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên yêu cầu kiểm tra, xác minh và báo cáo cụ thể vụ việc về Bộ trước ngày 2/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.