WB: Chiến tranh, giá dầu thấp gây tổn hại tăng trưởng kinh tế Trung Đông
Trong báo cáo này, WB cho biết cuộc chiến kéo dài 5 năm tại Syria và lan sang các quốc gia láng giềng đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này thiệt hại khoảng 35 tỷ USD (tính theo mức giá ghi nhận được năm 2007), tương đương với GDP của Syria trong năm đó.
Giá dầu thô lao dốc, xuống khoảng 30 USD/thùng so với mức hơn 100 USD/thùng của hai năm trước đó đang gây ra vấn đề lớn cho các nước xuất khẩu dầu của khu vực này, khi nguồn thu của chính phủ sụt giảm mạnh và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
WB cho biết nợ công của Saudi Arabia có thể lên tới 20% GDP trong năm 2017, gấp 10 lần so với mức 2,2% GDP năm 2013.
Cũng trong báo cáo này, WB cho biết các nước xuất khẩu dầu giàu có nhất trong khu vực, như Saudi Arabia, Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), có trữ lượng lớn mà có thể giúp họ “trang trải” mức thâm hụt trong vài năm tới, mặc dù không vượt quá nhiều. Với mức chi tiêu hiện nay và giá dầu 40 USD/thùng, Saudi Arabia sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ của mình vào cuối thập niên này.
Báo cáo trên được công bố giữa lúc WB đang đàm phán về việc hỗ trợ tài chính với một vài nước sản xuất dầu tại các khu vực khác, trong đó có Azerbaijan, Nigeria và Angola. WB ước tính các thành phố bị chiến tranh tàn phá ở Syria là Aleppo, Dar'a, Hama, Homs, Idlib và Latakia thiệt hại vật chất từ 3,6 tỷ USD đến 4,5 tỷ USD, chủ yếu là nhà ở, y tế, giáo dục, năng lượng, nước, giao thông và cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Một đánh giá tương tự tại Yemen, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, cho thấy bốn thành phố, thủ đô là Sanaa, Aden, Taiz và Zinjiba thiệt hại từ 4 tỷ USD đến 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh ở đó và ở những nơi khác có thể thiệt hại lớn hơn nữa về con người như người tị nạn Syria đang mòn mỏi với rất ít hoặc không có công việc, trong khi đó mức tăng trong giáo dục đang bị đảo ngược. Hơn 50% trẻ em đến tuổi đi học ở Syria không được đến trường trong thời gian 2014-2015.
Lili Mottaghi , chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Trung Đông và Nam Phi thuộc WB nhận định một giải pháp hòa bình ở Syria, Iraq, Libya và Yemen có thể đem lại sự phục hồi nhanh chóng về sản lượng dầu, cho phép các nước này tăng không gian tài chính, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung hạn với các tác động tích cực đến các nước láng giềng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Đông hướng tới Trung Quốc để tìm kiếm sự phát triển
01:30' - 15/02/2016
Với mong muốn cải cách và thay đổi, các nước Trung Đông rất cần sự ổn định chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Việc hợp tác với Trung Quốc sẽ đem lại những thay đổi cho người dân khu vực này.
-
Ngân hàng
WB: Thiệt hại do cuộc chiến tranh Syria lên tới khoảng 35 tỷ USD
06:22' - 06/02/2016
Theo WB, tác động kinh tế của cuộc chiến tranh ở Syria và tác động lan chuyền của nó đối với các nước láng giềng của nước này ước lên tới khoảng 35 tỷ USD và con số này đang tiếp tục tăng.
-
Kinh tế Thế giới
WB: Giá dầu sẽ ở mức 37 USD/thùng năm 2016 và 48 USD/thùng năm 2017
14:37' - 27/01/2016
Ngân hàng này dự báo giá dầu thô trong năm 2016 sẽ ở mức 37 USD/thùng, thấp hơn 27,5% so với mức ước tính được đưa ra trong tháng 10 năm ngoái là 51 USD/thùng.
-
Kinh tế Thế giới
WB, ESCAP dự báo triển vọng kinh tế Thái Lan bi quan trong năm 2016
20:21' - 19/01/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban Kinh tế, Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) vừa bày tỏ quan ngại về dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.