WB đề xuất lộ trình hạn chế và xử lý ô nhiễm nhựa sử dụng một lần ở Việt Nam
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 26/7, để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, Việt Nam cần có một giai đoạn dần dần, đi kèm với việc thúc đẩy các giải pháp thay thế khả thi và cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn.
Tờ Moderndiplomacy.eu trụ sở tại châu Âu đăng bài viết “Lộ trình ngăn chặn ô nhiễm nhựa sử dụng một lần ở Việt Nam” dẫn nghiên cứu trên của WB chỉ ra thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam.
Theo đó cho rằng phần lớn chất dẻo gây ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam là đồ dùng 1 lần, có giá trị thấp như túi ni lông, hộp đựng thực phẩm và ống hút.
Tại Việt Nam, các dấu hiệu ô nhiễm nhựa cho thấy chất thải nhựa cho đến nay là loại chất thải phổ biến nhất được thu gom ở các khu vực ven sông và ven biển, chiếm 94% về số lượng và 71% về trọng lượng.
Giám đốc WB tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết: “Tăng trưởng kinh tế nhanh, đô thị hóa và lối sống thay đổi ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa trên toàn quốc. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các đồ nhựa sử dụng một lần chiếm một phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và giải quyết việc sử dụng chúng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”.
Nghiên cứu ước tính khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam và ít nhất 10% trong số này đổ ra biển mỗi năm. Hiệp hội Đối tác hành động quốc gia về Nhựa Việt Nam cho biết lượng nhựa trong các tuyến đường sông có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải hiện tại của Việt Nam không được cải thiện.
Bài viết dẫn báo cáo “Hướng tới Lộ trình quốc gia về nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam” của WB đề xuất nỗ lực dần dần để chống lại tình trạng ô nhiễm này thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa, tiến dần từ hạn chế và thu phí đến cấm.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích của việc loại bỏ dần chất dẻo sử dụng 1 lần lớn hơn chi phí. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn để bù đắp thiệt hại cho người sản xuất, đồng thời chuẩn bị và tạo ra động lực cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp thay đổi hành vi.
Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị, trước tiên là hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần trong các cơ sở thực phẩm và trong các sản phẩm vệ sinh của khách sạn, tiếp đó là áp dụng các khoản phí đối với túi nhựa không phân hủy và cốc cà phê mang đi. Sau đó là lộ trình dần dần hướng tới lệnh cấm thị trường đối với ống hút nhựa, túi ni lông khó phân hủy và hộp đựng thực phẩm.
WB cho rằng lộ trình chính sách sẽ giúp thực hiện một nghị định gần đây của Chính phủ Việt Nam được thiết kế để thực thi các vấn đề quản lý chất thải nhựa theo Luật Bảo vệ môi trường./.
>>>Ấn Độ cấm nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần
- Từ khóa :
- WB
- ô nhiễm nhựa
- nhựa sử dụng một lần
- Việt Nam
- rác thải nhựa
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cam kết phát triển đại dương xanh, bền vững
07:48' - 01/07/2022
Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển (UNOC) đã diễn ra tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha từ ngày 27/6 đến 1/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Chính phủ Canada dần "khai tử" các sản phẩm nhựa sử dụng một lần
14:05' - 23/06/2022
Theo kế hoạch, Chính phủ Canada sẽ cấm các công ty nhập khẩu hoặc sản xuất 6 sản phẩm nhựa gồm túi nylon, hộp đựng thức ăn, ống hút, que khuấy, dao kéo và đai buộc 6 lon, vào cuối năm nay.
-
Thị trường
Saigon Co.op giảm giá tới 50% sản phẩm thân thiện môi trường
10:53' - 15/06/2022
Đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, các siêu thị trong hệ thống đang có 10.000 sản phẩm thân thiện với môi trường đang được bán tại Co.opmart, Co.opXtra…
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00'
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.