WB duyệt 2 chương trình hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19
Hai chương trình này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.
“Đại dịch COVID-19 đã cho thấy Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách nếu muốn đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh. Theo bà Carolyn Turk, Việt Nam không những phải quản lý tốt những tác động trước mắt do đại dịch gây ra mà còn cần xây dựng nền tảng cho sự phục hồi bền vững trong dài hạn. Khoản tín dụng đầu tiên trong gói hỗ trợ trên, trị giá 221,5 triệu USD tập trung vào hỗ trợ các hành động chính sách giúp phục hồi toàn diện hơn, từ chính phủ điện tử và năng lượng tái tạo cho tới hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ em và thanh toán di động. Ngân hàng Thế giới kỳ vọng việc hỗ trợ phát triển chính phủ điện tử sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi số, nhờ đó các dịch vụ công được cung cấp hiệu quả và toàn diện hơn cho người dân, doanh nghiệp Việt Nam.Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam ưu tiên các dự án năng lượng mặt trời, là những giải pháp xanh hơn và ít phát thải carbon hơn so với điện than.
Chương trình thứ hai, sử dụng khoản vay 100 triệu USD, hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu không gian tích hợp và minh bạch cho quản lý đô thị.Chương trình này cũng được thiết kế để tăng cường quản lý nợ và tài sản công, cải thiện hoạt động cung cấp các dịch vụ ưu tiên của thành phố - ba yếu tố cơ bản để quản lý hiệu quả một thành phố hiện đại.
Những cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin quy hoạch sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố, từ đó thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, tăng năng suất lao động và tạo việc làm. Thông qua việc tăng cường hiệu quả quản lý nợ và tài sản công của thành phố, chương trình này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả tài khóa và tạo thêm nguồn thu trong những năm tới.Về lâu dài, người dân sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ đô thị chất lượng cao hơn, sau khi thành phố thực hiện cải cách nhằm nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch của các thủ tục trong lĩnh vực giao thông và bất động sản.
Ngoài ra, chương trình này sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu, thông qua tăng cường tính minh bạch về quy hoạch phân khu có tính đến yếu tố khí hậu, mở rộng mạng lưới thoát nước và dự kiến chuyển đổi từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng ít phát thải carbon hơn.Chương trình cũng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới bằng việc khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái sử dụng phương tiện giao thông công cộng do khả năng kết nối, an toàn cá nhân đã được nâng cao chất lượng dịch vụ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn hợp tác với WB để thực hiện chiến lược vaccine
20:20' - 28/06/2021
Chiều 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Ngân hàng
WB tăng ngân sách cho chống biến đổi khí hậu lên 35%
10:57' - 23/06/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 22/6 đã nhất trí tăng ngân sách chi cho chống biến đổi khí hậu lên 35%, cao hơn so với mục tiêu trước đó là 28% và công bố báo cáo tiến độ hàng năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32'
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14'
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
21:46' - 27/06/2025
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tăng nhẹ trong tháng 6/2025, làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất.