WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" của WB được công bố 2 lần/năm dự báo nền kinh tế toàn cầu trong năm nay có thể chỉ tăng trưởng ở mức 2,9%, thấp hơn 0,4% so với mức dự báo mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 6/2015, nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng 2,4% của năm 2015.
Nguyên nhân, theo WB, là do tốc độ tăng trưởng thấp tại một số nền kinh tế thị trường mới nổi như Trung Quốc và Brazil có thể tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, WB nhận định trong bối cảnh chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo chỉ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, thấp hơn so với mức 6,9%
của năm 2015 và đây là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ năm 1990. Từ giữa năm 2014, Trung Quốc đã trải qua nhiều "cơn bão" tài chính và mới nhất là việc thị trường chứng khoán nước này sụt giảm tới 7% hôm 5/1 vừa qua.
WB cũng dự báo tăng trưởng của hai nền kinh tế thị trường mới nổi khác đã rơi vào suy thoái là Brazil sẽ sụt giảm 3,6% xuống còn 2,5%, và Nga giảm 1,4% xuống còn 0,7%. Cả hai nước này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng của việc giá cả các loại hàng hóa sụt giảm như dầu mỏ và nông sản.
Báo cáo của WB nhận định sự yếu kém xuất hiện cùng lúc ở các thị trường lớn mới nổi “là một mối lo ngại đối với việc đạt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và thịnh vượng chung vì các nước này đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ qua".
Các chuyên gia WB cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển xuống còn 4,8% trong năm nay, thấp hơn 0,4% so với mức dự báo trước đó song cao hơn mức 4,3% trong năm 2015.
Trong khi đó, WB cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng lên mức 2,7% trong năm nay, cao hơn 0,2% so với năm ngoái, trong khi con số này của châu Âu là 1,7%. Đối với khu vực tiểu vùng Sahara của châu Phi, WB dự báo tăng trưởng sẽ đạt 4,2% trong năm nay, thấp hơn 0,3% so với mức dự báo hồi tháng 6 năm ngoái.
Ông Kaushik Basu, chuyên gia kinh tế hàng đầu của WB, cho rằng đang có một sự phân hóa ngày càng lớn giữa các nền kinh tế đang nổi trên thế giới. Theo ông, tình trạng chững lại cùng lúc của 4 nền kinh tế là Trung Quốc, Brazil, Nga và Nam Phi tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến phần còn lại của nền kinh tế thế giới.
Những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu mà WB đưa ra tương tự như những điều mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng nhận định hồi cuối năm ngoái. Theo đó, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ “khá thất vọng” và không đồng đều trong năm tới.
Bà đánh giá trong hiện tại, khả năng phát triển kinh tế đang bị kìm hãm do những yếu tố như năng suất thấp, dân số ngày càng già đi và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo triển vọng kinh tế trung hạn cũng bị suy yếu.
Dự kiến, IMF sẽ công bố báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới của tổ chức này vào ngày 20/1 tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo kinh tế thế giới 2016: Tăng trưởng chưa đồng đều
14:02' - 05/01/2016
Mặc dù được dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ mạnh hơn so với năm 2015, song kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới 2016: Thận trọng với thách thức phía trước
16:16' - 01/01/2016
OECD cho rằng tăng trưởng chung của toàn thế giới chỉ vào khoảng 3,3% năm 2016, từ mức 3,6% trong lần dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Kinh tế thế giới 2016 có thể "khá thất vọng"
18:12' - 30/12/2015
Trong bài viết đăng trên nhật báo Handelsblatt của Đức số ra ngày 30/12, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde dự đoán triển vọng phát triển kinh tế thế giới năm 2016 sẽ “khá thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới 2015
16:33' - 29/12/2015
Năm 2015 kinh tế thế giới diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động chung tới kinh tế toàn cầu cũng như địa chính trị của nhiều nước. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất do BNEWS/TTXVN bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống 3,3%
07:03' - 24/12/2015
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa hạ dự báo tăng trưởng chung của toàn thế giới năm 2016 từ mức 3,6% xuống còn 3,3% và không loại trừ một số khu vực có thể rơi vào giảm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.