WB: Trung Quốc không nên dừng sớm các biện pháp kích thích kinh tế
Trong báo cáo mới nhất về kinh tế Trung Quốc công bố ngày 23/12, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Trung Quốc nên tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng và tránh không giảm đáng kể các biện pháp kích thích trong trong năm tới để duy trì đà phục hồi của nền kinh tế sau những tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo WB, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới chủ yếu nhờ đầu tư của lĩnh vực tư nhân vào lĩnh vực chế tạo gia tăng và chi tiêu của các gia đình mạnh hơn.
Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc vào tuần trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết sẽ giảm một số biện pháp kích thích khi nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại, nhưng sẽ tránh sự chuyển hướng chính sách quá mạnh.
Theo báo cáo của WB, Trung Quốc vẫn có khả năng tăng chi tiêu của chính phủ kể cả khi thâm hụt ngân sách tăng lên mức tương đương 5,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn từ tháng 1-11/2020, so với mức 3,5% GDP của năm ngoái.
WB cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng nguồn lực tài chính để đẩy lùi những rủi ro đối với tăng trưởng, kêu gọi nước này chi nhiều hơn cho các dịch vụ xã hội và đầu tư xanh.
Về chính sách tiền tệ, báo cáo của WB khuyến nghị Trung Quốc thực hiện việc nới lỏng tập trung vào các biện pháp có mục tiêu hơn là việc thắt chặt chính sách tiền tệ chung nhằm kiểm soát lạm phát giá tài sản và hoạt động đầu cơ.
WB ước tính các biện pháp tiền tệ và tài khóa nhằm ứng phó với tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 sẽ khiến tổng nợ của Trung Quốc trong năm nay tăng 27 điểm phần trăm lên 288% GDP vào cuối quý III/2020. Nợ nước ngoài của nước này tương đương 20% GDP./.
Báo cáo nhận định xuất khẩu ròng sẽ gần như không có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm tới, sau khi tăng mạnh trong năm 2020./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính của kinh tế thế giới
16:23' - 20/12/2020
Theo nhà kinh tế chính trị người Pakistan Shakeel Ahmad Ramay, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
“Điểm sáng và khoảng tối” của nền kinh tế Trung Quốc
05:30' - 09/12/2020
Các vấn đề mang tính kết cấu của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết càng dấy lên những lo ngại về tương lai của nền kinh tế thứ hai thế giới này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Dự báo cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại Anh ngày càng trầm trọng
07:55'
Giá trần nhiên liệu trong nước của Anh dự báo sẽ tăng lên hơn 4.200 bảng (5.089 USD)/năm vào tháng 1/2023, tăng 230% so với năm ngoái, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ về lạm phát được cải thiện
09:16' - 09/08/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York mới được công bố, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tại Mỹ cải thiện trong tháng Bảy.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu than thế giới năm 2022 có thể trở lại mức cao kỷ lục của năm 2013
08:09' - 09/08/2022
Phóng viên TTXVN tại Pháp, dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt, chủ yếu do xung đột ở Ukraine, đã khiến nhu cầu than toàn cầu tăng mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Đổi mới giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất
18:43' - 08/08/2022
Việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam và giúp hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin: Không có cơ sở tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga - Ukraine
17:39' - 08/08/2022
Chính phủ Nga ngày 8/8 ra tuyên bố bác bỏ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga nêu quan điểm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
08:07' - 08/08/2022
Kể từ ngày 27/7, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, chỉ hoạt động với khoảng 20% công suất tối đa do hai tuabin khí ngừng hoạt động.
-
Ý kiến và Bình luận
Indonesia duy trì chính sách trợ giá xăng dầu
08:07' - 08/08/2022
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết, chính phủ sẽ tiếp tục duy trì chính sách trợ giá xăng Pertalite trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Phần Lan cảnh báo về suy thoái kinh tế châu Âu
07:48' - 08/08/2022
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho rằng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế do cuộc xung đột Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
KDI cảnh báo các yếu tố tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế Hàn Quốc
14:32' - 07/08/2022
Ngày 7/8, Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) nhận định nền kinh tế nước này đang đối mặt với nguy cơ suy yếu ngày càng tăng do lạm phát cao và tình kinh tế bên ngoài đang xấu đi.