“Điểm sáng và khoảng tối” của nền kinh tế Trung Quốc
Trang mạng jiji.com gần đây đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Akio Makabe thuộc Đại học Hosei về những “điểm sáng và khoảng tối” của nền kinh tế Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài phân tích:
Trong quý III/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với con số 3,2% của quý trước đó. Điều này một phần là nhờ Chính phủ Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư công.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng coi trọng tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) nhằm thúc đẩy tiến trình số hóa nền kinh tế và hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, kinh tế Trung Quốc vẫn có những khoảng tối, đặc biệt là sự phục hồi chậm của tiêu dùng cá nhân. Do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, vấn đề nợ công trở nên nghiêm trọng hơn, gia tăng thêm sức ép việc làm.
Các vấn đề mang tính kết cấu của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết càng dấy lên những lo ngại về tương lai của nền kinh tế thứ hai thế giới này.
* Khôi phục từ chính trong đại dịch
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hết sức ảm đạm, Trung Quốc được coi là nước tiên phong trong quá trình phục hồi kinh tế.Yếu tố quan trọng làm nên thành công này là chính sách hiệu quả của Chính phủ Trung Quốc.
Đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh bằng cách tăng cường các biện pháp y tế, nhanh chóng phát triển các ứng dụng thương mại trên điện thoại thông minh. Điều này đã hỗ trợ đắc lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất sau tháng 4/2020.
Đặc biệt, doanh số bán xe hơi đã tăng mạnh. Tính đến tháng Chín, lượng xe bán mới đã tăng tháng thứ sáu liên tiếp, một phần là nhờ chính sách hỗ trợ bán hàng dành cho ô tô điện (EV). Đằng sau vấn đề này là tham vọng của Trung Quốc muốn dẫn dắt dư luận quốc tế bằng chính sách môi trường, vốn được rất được ưu tiên tại Liên minh châu Âu (EU).
Tiếp đó, việc đẩy mạnh đầu tư công như mở rộng xây dựng đường cao tốc cũng góp phần khôi phục kinh tế. Từ tháng Tư, giá quặng sắt, đồng tăng dần theo nhu cầu sử dụng sắt, đồng vào các công trình đầu tư công.
Ngoài ra, dịch COVID-19 hoành hành đã đẩy nhanh tiến trình số hóa kinh tế cả trong và ngoài Trung Quốc, gia tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin. Cũng vì dịch bệnh nên nhu cầu khẩu trang trên thế giới tăng cao. Chính các đối sách chủ động đối phó sớm với dịch bệnh đã giúp khôi phục nhanh ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thiết yếu.
Có thể thấy, việc Chính phủ Trung Quốc kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh đã giúp sớm khôi phục sản xuất và thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng GDP. Hiện các giới đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào nền kinh tế Trung Quốc.Điều này được xác nhận bởi sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.
Với lý do khôi phục kinh tế, hỗ trợ đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Áp lực lãi suất tại Trung Quốc tăng dần, đồng NDT mạnh lên so với đồng USD nhờ khoảng cách chênh lệch lãi suất trong và ngoài được nới rộng.
* Tiêu dùng cá nhân phục hồi chậm
Tương phản với sự phục hồi của đầu tư và sản xuất, tiêu dùng cá nhân tại Trung Quốc lại phục hồi hết sức chậm chạp. Từ tháng 1-9/2020, đầu tư tài sản cố định tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sản xuất công nghiệp cũng tăng 1,2%, nhưng tiêu dùng cá nhân (tổng mức bán lẻ sản phẩm tiêu dùng xã hội, bao gồm cả thương mại thông thường và thương mại điện tử) lại giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do các yếu tố như vấn đề nợ nần, việc làm, chênh lệch giàu nghèo…
Đằng sau vấn đề nợ công của Trung Quốc là tình trạng kém hiệu quả của đầu tư, giảm số lượng các dự án đầu tư có thể hấp thụ được các loại chi phí bao gồm cả việc trả lãi. Tình trạng này có thể khiến cho kinh tế Trung Quốc đạt đến điểm giới hạn của tăng trưởng (tức là tăng trưởng ấn tượng nhưng khó có thể tăng thêm).
Ngoài ra, do dịch COVID-19, dòng vốn rót vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút, trong khi nhu cầu du lịch bằng đường sắt giảm. Rủi ro tín dụng doanh nghiệp cũng vì đó tăng theo và số vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp tại Trung Quốc trong năm 2020 có thể sẽ đạt mức cao kỷ lục./.
- Từ khóa :
- kinh tế trung quốc
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ
16:04' - 08/12/2020
Theo Tân Hoa xã, ngày 8/12, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không có kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc
12:50' - 08/12/2020
Mỹ vẫn duy trì đàm phán thương mại và không có kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc.
-
Thị trường
Nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng nhanh
06:50' - 08/12/2020
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết nhập khẩu thép của nước này đã tăng nhanh trong 10 tháng kể từ đầu năm, trong khi xuất khẩu thép lại thu hẹp.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh nhất trong gần 3 năm
06:32' - 08/12/2020
Ngày 7/12, Trung Quốc công bố số liệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 11 vừa qua tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chấm dứt 5 chương trình trao đổi với Trung Quốc
11:59' - 05/12/2020
Ngày 4/12, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chấm dứt 5 chương trình trao đổi giữa nước này và Trung Quốc do Bắc Kinh tài trợ trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng trên nhiều lĩnh vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.