WEF ASEAN 2018: Cơ hội chia sẻ sáng kiến phát triển khu vực ASEAN
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), ngày 12/9, các đồng chủ trì Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới họp báo thông báo về những nội dung liên quan được đưa ra tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018.
Các sáng kiến góp phần tạo nên một ASEAN “phẳng”
Chia sẻ tại họp báo, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chủ đề Diễn đàn về ASEAN là vô cùng thú vị, liên quan đến vấn đề công nghệ khu vực ASEAN và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như vấn đề khởi nghiệp.Đây là cơ hội chia sẻ những câu chuyện, trường hợp điển hình liên quan đến kinh nghiệm của mỗi quốc gia, đặc biệt là những ý tưởng mới, sáng kiến mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
Tham dự sự kiện lần này, Việt Nam mong muốn đóng góp các sáng kiến góp phần tạo nên một ASEAN “phẳng”, không còn sự chênh lệch và khoảng cách để tất cả mọi người đều cảm nhận được ASEAN là ngôi nhà của mình.
Sáng kiến về việc sắp xếp các trường đại học liên quan đến công nghệ truyền thông của ASEAN để theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ người lao động chuẩn bị các kỹ năng cho tương lai, nhất là kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông.Về vấn đề an ninh mạng khu vực ASEAN, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cuộc sống hiện đại và sự thịnh vượng đang phụ thuộc rất nhiều vào Internet. Do đó, điều quan trọng trong tương lai là an ninh mạng, đây là sáng kiến mở của Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự thảo luận, đóng góp.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, Giám đốc điều hành Tổ chức Plan International, chủ đề của WEF ASEAN 2018 “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” có liên quan đến những nữ doanh nghiệp trẻ trong khu vực ASEAN. Tổ chức Plan International đang làm việc với những nữ doanh nghiệp trẻ nhập cư, đang khởi động những hoạt động doanh nghiệp của mình.Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho biết: Tổ chức Plan International mong muốn Diễn đàn sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến những khó khăn của các đối tượng này, điển hình như vấn đề tiếp cận tài chính trong nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, giúp xóa bỏ khoảng cách về giới.
Theo bà Anne-Birgitte Albrectsen, phụ nữ là những đối tượng ít tiếp cận với internet, điện thoại di động. Đối với những phụ nữ trẻ, họ rất khó tham gia vào lĩnh vực công nghệ, chỉ chiếm 10%, do đó cần cố gắng thúc đẩy tỷ lệ này tăng lên. Hiện chỉ có khoảng 1/3 lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực ASEAN là nữ.Con số này cho thấy còn nhiều khoảng cách về giới cần khỏa lấp. Để làm được điều đó, cần xem xét giải quyết các vấn đề cơ cấu, thay đổi tiêu chuẩn, kỳ vọng của xã hội, quan tâm thích đáng tới quyền lợi của những phụ nữ trẻ, đặc biệt về chế độ tài chính và ngân hàng.
Bà Anne-Birgitte Albrectsen cho rằng, cần những chế độ mới, cơ chế mới để thúc đẩy lãnh đạo nữ trong khu vực ASEAN, giúp họ nâng cao nhận thức, trở thành tấm gương tốt hơn, phát huy được vai trò của họ.
Tăng cường hợp tác mang lại sự thịnh vượng
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Kang Kyung-Wha khẳng định, Hàn Quốc luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với ASEAN lên một tầm cao mới, tăng cường hợp tác nhằm mang lại sự thịnh vượng, lợi ích cho tất cả người dân.Khẳng định Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kinh nghiệm nhiều năm liên quan đến việc giải quyết các thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học, kỹ thuật và công nghệ, bà Kang Kyung-Wha nhấn mạnh, cần đảm bảo động cơ phát triển mang tính chất bền vững để đạt được sự thịnh vượng đồng thời dựa trên những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Kevin Sneader, Giám đốc quản lý toàn cầu Công ty tư vấn McKinsey hy vọng Diễn đàn sẽ trao đổi các vấn đề liên quan đến ba yếu tố quan trọng mà ASEAN cần nỗ lực hành động, giải quyết để cùng nhau tạo nên sự phát triển phồn vinh của khu vực trong kỷ nguyên 4.0. Trong đó, việc tăng cường sự tiếp cận đối với từng người dân, cải thiện làm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh trau dồi kỹ năng cho lực lượng lao động là những vấn đề cần được quan tâm đúng mức.Ông Kevin Sneader khẳng định, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội tốt để các quốc gia nâng cao kỹ năng của mình. Liên quan đến vấn đề lực lượng lao động, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi nhanh chóng về công nghệ tự động hóa, từ đó dẫn đến những biến đổi về nhu cầu nghề nghiệp, việc làm; đòi hỏi nguồn lao động của mỗi quốc gia cần bắt kịp với sự chuyển dịch, giải quyết thách thức bình đẳng giới, vấn đề về cơ sở hạ tầng…
Ông Kevin Sneader cho rằng, các nước ASEAN cần đảm bảo việc đầu tư cho hạ tầng là cần thiết, hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho các thị trường tiềm năng, đặc biệt là những thị trường mới nổi.
Nhấn mạnh qua đa số các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đã thể hiện tốt trong hoạt động, chính sách đầu tư hạ tầng thời gian qua, ông Kevin Sneader khẳng định đây sẽ là nền tảng cho những thành công lớn hơn nữa của ASEAN trong tương lai.
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết, Indonesia có nền kinh tế lớn trong ASEAN, với dân số đông, 14 triệu người đang tham gia vào lực lượng lao động.Để đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia cần phải đảm bảo bình đẳng cả nam và nữ và các nhóm khác nhau trong dân số, cùng hưởng lợi ích trong kỷ nguyên công nghệ số, nâng cao kỹ năng và có những đóng góp, tăng cường sự đổi mới sáng tạo, sức hút của mỗi quốc gia đối với lực lượng lao động trẻ.
ASEAN có nền tảng vững chắc, đó là cộng đồng kinh tế ASEAN, có sự hội nhập nội khối và đảm bảo phát triển kinh tế khu vực, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế. Indonesia mong muốn có cơ hội cho các nước ASEAN học hỏi, chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm giáo dục, chính sách lao động, để lao động trẻ có cơ hội bình đẳng và linh hoạt có thể tham gia, tận dụng được lợi thế của kỷ nguyên công nghệ.
Bà Sri Mulyani Indrawati hy vọng Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 lần này đưa ra những thông điệp nâng cao nhận thức để mọi người có thể hiểu, tận dụng lợi thế trong quá trình chuyển đổi, hội nhập vào cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư để mỗi một quốc gia đều được hưởng lợi, khi cùng nhau đoàn kết sẽ tạo ra lợi ích mạnh mẽ hơn. Ông Nazir Razzak, Chủ tịch Tập đoàn CIMB (Malaysia) chia sẻ, ông mong muốn Diễn đàn lần này sẽ tạo nên sự khác biệt khi tập trung vào việc tạo ra định hướng cho khu vực ASEAN để có sự chuẩn bị phù hợp, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các chương trình nghị sự để các quốc gia ASEAN đạt được mục tiêu phát triển kinh tế năm 2018 và những năm tới. Ông Nazir Razzak cho rằng, bối cảnh hiện nay đã khác và có nhiều thay đổi.Các nền kinh tế trong khu vực cần hiểu và giải quyết các thách thức về sự chuyển dịch số liệu, nguồn vốn, con người, bất bình đẳng giới…bởi đây là những vấn đề mang tính chìa khóa. /.
>>>WEF ASEAN 2018: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với các tập đoàn toàn cầuTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch WEF: ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu công nghệ lớn
11:03' - 12/09/2018
Nhiều nước ASEAN đã phát triển kế hoạch cấp quốc gia mạnh mẽ về nền kinh tế kỹ thuật số như sáng kiến “Quốc gia Thông minh” ở Singapore hay Thailand 4.0 ở Thái Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Bộ trưởng Bộ KHCN tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới
16:42' - 11/09/2018
Ngày 11/9, trong khuôn khổ WEF ASEAN 2018, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã có buổi tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Giới trẻ ASEAN tin tưởng công nghệ sẽ tạo việc làm mới
14:49' - 11/09/2018
Theo khảo sát của Tập đoàn SEA (Singapore), 52% trong số những người dưới độ tuổi 35 tại Đông Nam Á tin rằng công nghệ sẽ mở ra cơ hội việc làm mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.