WEF ASEAN 2018: Việt Nam có thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Trong khuôn khổ WEF ASEAN 2018, bên lề Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả? Làm thế nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tranh thủ các cơ hội trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về vấn đề này.
* Phóng viên: Xin Thứ trưởng đánh giá những cơ hội phát triển, hội nhập của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
* Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Có thể khẳng định đây là thời điểm thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Bởi hiện nay, Việt Nam có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đổi mới sáng tạo như: Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) - Chương trình hợp tác với Chính phủ Phần Lan nhằm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; Chương trình FIRST do Ngân hàng thế giới tài trợ, Chương trình BIPP hợp tác với Bỉ… đặc biệt là Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844).
Những chương trình này góp phần đào tạo rất nhiều chuyên gia (còn gọi là mentor) để tư vấn cho các bạn khởi nghiệp hoặc đào tạo T&T (trainer and trainer) tức đào tạo giáo viên để đào tạo các giáo viên khác, hoặc chương trình đào tạo trực tiếp cho các bạn trẻ có ý tưởng sáng tạo, có kết quả nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, marketing cũng như năng lực thuyết trình.
Ngoài ra, còn có các Câu lạc bộ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường học, tổ chức thúc đẩy chuyển giao công nghệ để đưa công nghệ vào sản xuất.
Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đã được triển khai hơn một năm qua và một trong những nội dung quan trọng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tính kết nối đổi mới sáng tạo.
Những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhiều sự kiện kết nối, trọng tâm là Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam). Năm 2018, Techfest sẽ diễn ra vào ngày 29/11, tại Đà Nẵng.
Đây sẽ là nơi kết nối các bạn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, các vườn ươm, startup, doanh nghiệp, các khu thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trên toàn thế giới và trong khu vực. Qua các sự kiện kết nối, nhiều startup Việt đã gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã hình thành được nhiều vườn ươm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vinh.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các sự kiện liên kết hệ sinh thái quy mô vùng nhằm kết nối hoạt động khởi nghiệp giữa các địa phương trong vùng, nhờ đó, tinh thần khởi nghiệp lan rộng khắp cả nước.
* Phóng viên: Mặc dù nhiều chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo nhưng thực tế phát triển không như kỳ vọng, vậy đâu là rào cản khiến cho hoạt động đổi mới sáng tạo còn khó khăn, thưa Thứ trưởng?
* Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Có lẽ một trong những khó khăn lớn nhất chính là nhận thức khi các bạn trẻ chưa phân biệt được “lập nghiệp” với “khởi nghiệp” và “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Khái niệm startup trên thế giới tương ứng với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có nghĩa là phải khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, hình thức kinh doanh mới, những kết quả khoa học và công nghệ mới để nhanh chóng phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh trên toàn cầu.
Còn lập nghiệp thông thường như mở một cửa hàng để bán hoặc làm lại một mô hình cũ mà không được nhân rộng hoặc phát triển.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần thay đổi quan điểm về độ tuổi khởi nghiệp thành công. Ở Israel, độ tuổi trung bình của các startup là 40, tức nếu để khởi nghiệp thành công, phần lớn họ đã đi làm một thời gian đủ để tích lũy nhiều kinh nghiệm và khởi nghiệp, không phải ai mới ra trường đều cũng có thể sớm trở thành ông chủ.
Một nhận thức nữa cũng rất quan trọng là tinh thần của xã hội nói chung, tinh thần của các bạn trẻ, tinh thần của các đối tượng liên quan nói riêng là phải biết “chấp nhận thất bại”.
Đối với các nước đã thành công trong việc phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đó là họ tạo ra được “văn hóa chấp nhận thất bại”. Sau thất bại, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hướng đi hiện tại và tìm những con đường tốt hơn cho tương lai.
Chính vì lẽ đó, họ càng dễ được lựa chọn để đầu tư phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này không dễ dàng trong suy nghĩ, tư duy người Việt Nam.
* Phóng viên: Xin Thứ trưởng đánh giá về mục tiêu “hướng ASEAN thành trung tâm đổi mới sáng tạo”, đồng thời, xin Thứ trưởng cho biết chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”?
* Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Trong khối ASEAN, các nước cần kết nối lại với nhau để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ.
Thực tế, Việt Nam là nước đi sau các nước như: Singapore, Malaysia nhưng Việt Nam có những lợi thế nhất định, đặc biệt là thuận lợi về sự nhiệt huyết của các bạn trẻ.
Để Việt Nam có thể trở thành “mắt xích” quan trọng trong việc kết nối ASEAN và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các bạn trẻ phải là trung tâm trong việc kết nối này.
Việc các bạn trẻ giao lưu trao đổi với các bạn trong ASEAN cũng như trên toàn thế giới rất thuận lợi khi di chuyển sang Singapore hay Thái Lan để hình thành các startup.
Đồng thời, có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua sự kiện như Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các quốc gia, khi đó chính các bạn sẽ góp phần thúc đẩy kết nối trong khối ASEAN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp được chia ra làm 4 nhóm. Thứ nhất là nhóm doanh nghiệp dẫn dắt, đi đầu như các tập đoàn lớn (của Nhà nước và tư nhân). Nhóm 2 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm trên 95%).
Nhóm 3 là các doanh nghiệp khoa học công nghệ và phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ cao. Nhóm cuối cùng là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói riêng cũng như để thúc đẩy nâng cao năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chính sách khác nhau đối với mỗi một nhóm doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới nhất để phát triển và có sức cạnh tranh với thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để họ thử nghiệm công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các nhiệm vụ giúp họ liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học và phát triển hoàn thiện công nghệ, từ đó ứng dụng vào sản xuất, đời sống.
* Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Chile đánh giá cao chủ đề Hội nghị tại Việt Nam
16:36' - 12/09/2018
Với chủ đề Hội nghị “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Việt Nam đã đi trước thời đại khi đưa ra giải pháp kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Hiệu quả vượt trội của các nền kinh tế mới nổi
12:45' - 12/09/2018
Các doanh nghiệp lớn tại các nền kinh tế vượt trội hơn có khuynh hướng phát triển mạnh hơn khi hoạt động trong một môi trường có tính cạnh tranh cao.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Cơ hội chia sẻ sáng kiến phát triển khu vực ASEAN
12:02' - 12/09/2018
WEF ASEAN 2018 là cơ hội chia sẻ những ý tưởng mới, sáng kiến mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.