WHO khuyến cáo giải pháp ứng phó với COVID-19 sau khi nới lỏng các hạn chế
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra nhận định trên tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Phát biểu từ Geneva, Thụy Sĩ, người đứng đầu WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn kế tiếp trong cuộc chiến chống COVID-19 là các nước cần chú trọng giáo dục, tham gia và tiếp sức cho người dân cùng ngăn chặn và ứng phó nhanh chóng trước nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát.
Ông Tedros bày tỏ sự phấn khởi trước việc một số nước trong nhóm G20 bắt đầu đưa ra kế hoạch để chuẩn bị nới lỏng hạn chế xã hội. Theo ông, điều quan trọng là kế hoạch này phải được thực hiện theo từng giai đoạn.
Tại hội nghị, ông Tedros bày tỏ quan ngại sâu sắc về tốc độ lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 tại một số nước thiếu năng lực ứng phó trong nhóm G20.
Do đó, ông Tedros cho rằng cần có sự hỗ trợ cấp bách, song song với việc tiếp tục đảm bảo dịch vụ y tế thiết yếu. Một lần nữa, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết phòng chống dịch COVID-19.
Ông Tedros đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu nới lỏng một số hạn chế nhằm dần đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Tây Ban Nha, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19 tuyên bố sẽ nới lỏng hạn chế như cho phép trẻ em được ra ngoài dù vẫn quyết định gia hạn lệnh phong tỏa trên cả nước.
Thụy Sĩ, Đan Mạch và Phần Lan đều đã mở cửa trở lại một số cửa hàng và trường học. Trong khi đó, Italy cũng đang cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, sau khi ra tuyên bố đã kiểm soát được đại dịch, từ ngày 20/4, Đức cho phép mở lại các cửa hàng có diện tích không quá 800 m2, ngoại trừ các cửa hàng bán ô tô, xe đạp và nhà sách được phép mở cửa mà không phải xét đến diện tích.
Một số trường mở cửa trở lại, bắt đầu với những lớp phải thi tốt nghiệp hoặc chuyển cấp. Trong khi đó, quốc gia châu Âu này vẫn thực hiện các lệnh hạn chế như các nhà trẻ, khu vui chơi, thể thao... tiếp tục phải đóng cửa; hạn chế ra ngoài đường; cấm gặp gỡ, tiếp xúc trên 2 người ở nơi công cộng (trừ những người là thành viên gia đình) và giữ khoảng cách từng người tối thiểu 1,5m – quy định này sẽ được kéo dài tới ngày 3/5.
Các hoạt động tôn giáo tụ tập nhiều người tại các nhà thờ, đền thờ, giáo đường hoặc địa điểm tôn giáo tại Đức cũng đều bị cấm. Các sự kiện lớn sẽ tiếp tục bị cấm tổ chức cho tới ngày 31/8. Chính quyền các bang được phép điều chỉnh thực hiện các quy định phù hợp với tình hình thực tế.
Cũng từ ngày 20/4, việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng (không bắt buộc là khẩu trang y tế, có thể chỉ là một chiếc khăn quấn che miệng và mũi) là bắt buộc tại một số thành phố và bang của Đức.
Dự kiến, Chính phủ và các bang sẽ nhóm họp trực tuyến vào ngày 30/4 để thảo luận điều chỉnh các quy định áp dụng sau ngày 3/5 tới.
Trước đó, ngày 18/4, Iran - quốc gia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất khu vực Trung Đông, cũng đã cho phép một cơ sở kinh doanh nguy cơ thấp khôi phục hoạt động./.
>>Israel nới lỏng lệnh phong tỏa, một số doanh nghiệp hoạt động trở lại
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Pháp: Làm thế nào Việt Nam hạn chế thành công sự lây lan của COVID-19?
09:23' - 20/04/2020
Nhật báo "Le Figaro" số ra ngày 19/4 đã có bài viết lý giải nguyên nhân Việt Nam thành công trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Canada yêu cầu thận trọng khi cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế
08:55' - 20/04/2020
Chính phủ Canada muốn các chỉ số chính (về dịch bệnh) phải giảm trong một thời gian dài hơn trước khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18' - 27/06/2022
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22' - 27/06/2022
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03' - 27/06/2022
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".