WTO kêu gọi tăng tài trợ thương mại cho các nước đang phát triển
Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Alan Wolff kêu gọi nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phối hợp để cung cấp hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ thương mại cho các nước đang phát triển để đảm bảo đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 15, diễn ra ngày 21/11 theo hình thức trực tuyến, ông Wolff nhấn mạnh điều quan trọng là tận dụng thương mại để bảo vệ nền kinh tế, tạo thuận lợi mua bán các vật tư y tế thiết yếu, cũng như cải cách các khuôn khổ thể chế phục vụ thương mại thế giới.
Quan chức WTO nêu rõ: "Khi mùa màng thất bát và các nhà máy đình trệ ở khắp các nước đang phát triển, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đình trệ". Theo đó, ông cho rằng "một sáng kiến tài trợ cho thương mại cần được xem như một phần quan trọng của nỗ lực cải thiện triển vọng phục hồi kinh tế.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay cũng đã khẳng định dịch COVID-19 đã khoét sâu hơn hố ngăn cách về tài trợ thương mại toàn cầu. Việc không được tiếp cận hỗ trợ tài chính cho thương mại đã tác động mạnh nhất tới các nước kém phát triển nhất, vốn phải chịu chi phí cao về giao dịch tài chính.
Ông Wolff cho biết hợp tác chặt chẽ giữa các thể chế tài chính quốc tế, WTO và các ngân hàng thương mại lớn sẽ rất cần thiết để giải phóng hàng nghìn tỷ USD cần để hỗ trợ thương mại.
G20 đã đóng góp hơn 21 tỷ USD để chống đại dịch, và "bơm" 11.000 tỷ USD để bảo vệ nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Nhưng các nhà lãnh đạo nhóm này đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn phải giúp ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của các nước đang phát triển.
Tuần trước, các Bộ trưởng Tài chính G20 đã tuyên bố một "nền tảng chung" cho kế hoạch tái cấu trúc nợ mở rộng dành cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, song các biện pháp này được cho là chưa đủ.
Cũng tại hội nghị thượng đỉnh G20, Quốc vương Jordan Abdullah II kêu gọi chống lại các tác động của đại dịch đối với kinh tế và tình hình nhân đạo, đặc biệt là an ninh lương thực, nghèo đói, thất nghiệp và giáo dục.
Ông nhấn mạnh cần bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương trên thế giới, trong đó có những người tị nạn và các gia đình đang sống trong nghèo khó.
Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định việc tăng cường hợp tác ứng phó với dịch COVID-19 đã nâng cao trách nhiệm và tầm quan trọng của G20.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong thông điệp được ghi hình gửi tới hội nghị, ông Erdogan nêu rõ: “Các quyết định mà chúng ta đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Riyadh sẽ có ý nghĩa quyết định không chỉ đối với việc giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch mà còn đáp ứng kỳ vọng đối với G20".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng “Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức vào thời điểm chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của hợp tác toàn cầu khi đối mặt với một vấn đề toàn cầu, sẽ là điều tốt cho các quốc gia của chúng ta và toàn thể nhân loại”.
Ông nhấn mạnh "sự bùng phát của dịch COVID-19 đã nhắc nhở thế giới rằng nhân loại là một gia đình không phân biệt tôn giáo, ngôn ngữ, khu vực, hay chủng tộc"./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Mọi quốc gia trên thế giới cần được hưởng lợi ích từ vaccine
10:03' - 14/11/2020
Ngày 13/11, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng mọi quốc gia phải được hưởng lợi ích từ vaccine phòng ngừa căn bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
WTO hủy cuộc họp bầu Tổng Giám đốc kế nhiệm
13:10' - 07/11/2020
WTO đã hủy cuộc họp ngày 9/11 xúc tiến quy trình bầu bà Ngozi Okonjo-Iweala - cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, làm Tổng Giám đốc kế nhiệm của cơ quan này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore: Lạm phát lõi trong tháng Tư cao kỷ lục trong hơn 10 năm
20:59' - 23/05/2022
Lạm phát lõi tại Singapore trong tháng Tư tăng lên 3,3%, sau khi ở mức cao kỷ lục 10 năm trước đó là 2,9% vào tháng Ba, do giá năng lượng và thực phẩm tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9 tới
20:31' - 23/05/2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ xấu đang được xử lý hiệu quả hơn
17:54' - 23/05/2022
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 luôn được duy trì dưới mức 2%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lo ngại lạm phát, khối ngoại bán tháo cổ phiếu Hàn Quốc
08:01' - 23/05/2022
Trong số các đợt bán tháo lớn, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán ra cổ phiếu của Samsung Electronics Co. và LG Energy Solution Ltd.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Sức ép tài chính tăng mạnh ở các đô thị đông dân
08:45' - 22/05/2022
Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh lên các mức cao nhiều thập niên trong những tháng gần đây, khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo tiền số sẽ sớm có một “cú bật” trở lại
15:36' - 21/05/2022
Thị trường tiền kỹ thuật số đã khởi sắc trong phiên 20/5 sau một phiên giảm sâu trước đó. Các chuyên gia phân tích trong ngành dự đoán thị trường tiền số đã tạo đáy và sẽ sớm có một “cú bật”.
-
Tài chính & Ngân hàng
G7 cam kết giám sát chặt chẽ thị trường và tỷ giá hối đoái
06:00' - 21/05/2022
Các giới chức ngân hàng - tài chính G7 khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các thị trường và tái khẳng định các cam kết về tỷ giá hối đoái đưa ra vào tháng 5/2017.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed có thể sẽ tăng lãi suất lên 2,5-2,75% vào cuối năm nay
12:55' - 20/05/2022
Các nhà kinh tế nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào cuối năm lên mức cao hơn so với dự kiến.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ lạm phát tăng cao nhất trong 7 năm
11:26' - 20/05/2022
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản được công bố ngày 20/5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo để tính lạm phát, của nước này trong tháng 4 đã tăng 2,1%.