WTO: Mọi quốc gia trên thế giới cần được hưởng lợi ích từ vaccine
Ngày 13/11, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi những bước tiến nhanh chóng trong công tác nghiên cứu và điều chế vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi quốc gia phải được hưởng lợi ích từ vaccine phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Phát biểu bế mạc cuộc họp thường niên của WHO tại Geneva, ông Ghebreyesus đã bày tỏ lạc quan trước thông tin vaccine phòng COVID-19 được hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90%, đồng thời nhấn mạnh "vaccine sẽ là công cụ then chốt để kiểm soát đại dịch".
Ông nêu rõ: "Chưa bao giờ trong lịch sử, việc nghiên cứu vaccine lại đạt tiến triển nhanh như thế. Chúng ta phải áp dụng tinh thần khẩn trương và đổi mới tương tự để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi từ thành tựu khoa học này".
Cũng trong phát biểu của mình, ông Ghebreyesus nhận định đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp thiết về việc xây dựng "một hệ thống được thống nhất toàn cầu" để chia sẻ những tác nhân gây bệnh và mẫu bệnh phẩm nhằm phục vụ cho công tác phát triển nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19, các phương pháp chẩn đoán và điều trị.
Ông nhấn mạnh hệ thống này không thế chờ đợi các thỏa thuận song phương vốn có thể mất nhiều năm đàm phán.
WHO đang đề xuất một cách tiếp cận mới, bao gồm xây dựng một kho lưu trữ dữ liệu được WHO đặt tại một cơ sở an toàn ở Thụy Sĩ; một thỏa thuận về việc chia sẻ và đóng góp các tài liệu vào kho lưu trữ này trên tinh thần tự nguyện; WHO có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và sử dụng các tài liệu này, đi kèm với đó là một danh sách các tiêu chí mà WHO sẽ dựa vào đó để phân phối những tài liệu trên.
Người đứng đầu WHO cũng gửi lời cảm ơn Thái Lan và Italy đã đề nghị cung cấp tài liệu và đi tiên phong trong cách tiếp cận mới này, cũng như việc Thụy Sĩ đã cung cấp một phòng thí nghiệm.
Trước đó, tại cuộc họp thường niên, các nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết tăng cường tinh thần sẵn sàng ứng phó với các tình trạng y tế khẩn cấp.
Nghị quyết kêu gọi các nước ưu tiên ở cấp chính trị cao nhất cho việc cải thiện và nâng cao tinh thần sẵn sàng ứng phó với những vấn đề y tế cấp bách.
Nghị quyết cũng hối thúc các nước tiếp tục phát triển năng lực phát hiện các căn bệnh lây nhiễm, phù hợp với các quy tắc y tế quốc tế.
Bên cạnh thảo luận về đại dịch COVID-19, các nước thành viên của WHO cũng nhất trí về một kế hoạch mới nhằm xóa bỏ bệnh viêm màng não vào năm 2030; tăng cường hành động đối với chứng động kinh và các rối loạn thần kinh khác; và một chiến lược nhằm đẩy nhanh nỗ lực loại bỏ ung thư cổ tử cung như một vấn đề sức khỏe cộng đồng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WHO thảo luận về khả năng đưa vaccine Sputnik V vào danh sách sử dụng khẩn cấp
16:30' - 13/11/2020
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/11 cho biết đang tiến hành thảo luận với Viện Gamaleya - đơn vị bào chế vaccine Sputnik V, về khả năng đưa vaccine này vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia cảnh báo về các thuyết âm mưu liên quan vaccine COVID-19
14:43' - 13/11/2020
Tổ chức phi chính phủ First Draft chuyên nghiên cứu về thông tin sai lệch cảnh báo về các thuyết âm mưu liên quan vaccine ngừa COVID-19 đang lan tràn trên mạng xã hội là do thiếu thông tin tin cậy.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga công bố vaccine Sputnik V có mức độ hiệu quả lên tới 92%
20:00' - 11/11/2020
Quỹ đầu tư Nga ngày 11/11 cho biết các kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy vaccine Sputnik V của Nga có hiệu quả tới 92% trong việc bảo vệ con người khỏi lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nga cảnh báo khi Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
16:32'
Ngày 16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố việc Phần Lan và Thụy Điển lựa chọn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một sai lầm nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cân nhắc viện trợ 500 trăm triệu euro cho Ukraine
10:16'
Các nước EU dự kiến phê duyệt thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Thượng Hải (Trung Quốc) cho phép trung tâm thương mại mở cửa trở lại
08:45'
Từ ngày 16/5, trung tâm tài chính Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại theo từng giai đoạn sau nhiều tuần đóng cửa để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: CPI năm 2022 khó giữ được ở mức tăng dưới 4%
18:06' - 15/05/2022
Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI năm 2022 khó giữ được ở mức dưới 4%.
-
Ý kiến và Bình luận
G7 chỉ trích quyết định ngừng xuất khẩu lúa mỳ của Ấn Độ
08:30' - 15/05/2022
Các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã chỉ trích quyết định của Ấn Độ về việc cấm xuất khẩu lúa mỳ sau khi nước này phải hứng chịu một đợt nắng nóng nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO kêu gọi G7 thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu lương thực
19:17' - 14/05/2022
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 13/5 đã kêu gọi các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn nhất thế giới thực hiện các bước để dự đoán tình trạng thiếu lương thực trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Algeria: Chuyên gia kêu gọi tiếp tục mở rộng tiêm chủng ngừa COVID-19
11:32' - 14/05/2022
Ngày 13/5, Tổng giám đốc Viện Pasteur Algeria (IPA), giáo sư Fawzi Derrar, đã thúc giục ngành y tế nước này tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Ba lĩnh vực hứa hẹn mở rộng hợp tác kinh tế, kinh doanh Mỹ - Việt Nam
10:42' - 14/05/2022
Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh vì sự Hiểu biết Quốc tế của Mỹ Peter Tichansky cho rằng tiềm năng để Mỹ và Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, thương mại còn nhiều ở các lĩnh vực và ngành nghề.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Lao động Đức cảnh báo hậu quả của việc cấm vận khí đốt Nga
08:20' - 14/05/2022
Bộ trưởng Lao động Đức Hubertus Heil đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong trường hợp nước này áp đặt cấm vận đối với khí đốt của Nga.