WTO nỗ lực lấy lại tầm ảnh hưởng với thương mại toàn cầu
Tại hội nghị lớn nhất của WTO trong 4 năm qua, tổ chức thương mại đa phương này hy vọng sẽ tái khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, cũng như mang lại luồng sinh khí mới cho tổ chức.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters qua điện thoại ngày 8/6, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala bày tỏ tin tưởng khả năng Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 (MC12) sẽ đạt được các thỏa thuận về vấn đề giảm trợ cấp cho hoạt động đánh bắt cá tận diệt và chia sẻ vaccine.
Bà Okonjo-Iweala nói: "Nếu chúng tôi đạt được một hoặc hai thỏa thuận thì sẽ rất tốt. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang tiến rất gần đến điều đó".
Sự kiện quan trọng sắp tới đánh dấu hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng giám đốc WTO Okonjo-Iweala. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria này đã lãnh đạo WTO từ tháng 3/2021.
MC12 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 12/6, được cho là phép thử quan trọng về tầm ảnh hưởng của tổ chức thương mại toàn cầu. Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 11 của WTO được tổ chức tại Buenos Aires (Argentina) tháng 12/2017, song không đạt được thỏa thuận mới nào.
Kể từ đó, WTO vẫn chưa xử lý được nhiều vấn đề còn tồn đọng. Đặc biệt, tổ chức thương mại đa phương này đang chịu sức ép phải đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt trợ cấp cho các hoạt động đánh bắt cá theo kiểu tận diệt sau hơn 20 năm đàm phán.
Bên cạnh đó, WTO cũng đang nỗ lực chứng tỏ vai trò có liên quan trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Bốn “ông lớn” trong ngành sản xuất dược phẩm gồm Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gần đây nhất trí tạm miễn trừ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, các hãng dược lớn bày tỏ phản đối quan điểm này. Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) cho rằng các quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ suy yếu sẽ tạo ra các tác động tiêu cực.
Ngoài vấn đề trợ cấp cho hoạt động đánh bắt cá và đại dịch, thì các vấn đề khác như nông nghiệp, dịch vụ, sự phát triển, an ninh lương thực và các nước kém phát triển cũng nằm trong chương trình nghị sự của MC12.
Người phát ngôn WTO Daniel Pruzin nhận định các chuyên gia ngày càng lạc quan nhưng vẫn thận trọng về những kết quả đạt được tại hội nghị sắp tới.
MC12 đã bị hoãn 2 lần do đại dịch COVID-19. Ban đầu hội nghị dự kiến được tổ chức vào tháng 6/2020 tại thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan. Sau đó, thời gian tổ chức được ấn định lại từ ngày 30/11-3/12/2021.
Tuy nhiên, cuộc họp lớn nhất của cơ quan thương mại toàn cầu này lại bị hoãn vào phút chót do bùng phát lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, dẫn đến việc áp dụng các hạn chế đi lại và quy định kiểm dịch ở Thụy Sĩ và nhiều nước châu Âu khác.
Hội nghị sắp tới diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Một số nước phương Tây từ chối đàm phán trực tiếp với Nga. Tuy nhiên, bà Okonjo-Iweala bày tỏ tin tưởng các cuộc đàm phán có thể tiếp diễn thông qua nhiều hình thức và quy mô khác nhau./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Italy thống nhất nhiều kế hoạch về hợp tác thương mại
20:11' - 07/06/2022
Chiều 7/6, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Italy đã tổ chức Khóa họp lần thứ VII, Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế tại trụ sở Bộ Công Thương.
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng dẫn nông dân đưa nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử
15:23' - 04/06/2022
Bình Phước hiện có khoảng 218 doanh nghiệp, hợp tác xã bán hàng trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Tiki, Lazada, Shopee, Vỏ Sò… và trên Sàn giao dịch nông sản tỉnh.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động thương mại giữa Mỹ và Venezuela khởi sắc bất chấp các lệnh trừng phạt
14:54' - 03/06/2022
Kim ngạch nhập khẩu lương thực và nông sản Mỹ của Venezuela đang trên đà tăng, khi khu vực tư nhân đang thúc đẩy hoạt động giao thương hai nước bất chấp các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Venezuela.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.