Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang Anh
Sau hơn 3 năm thực thi, những kết quả tích cực Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Vương quốc Anh (UKVFTA) mang lại đối với hoạt động thương mại, đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Anh đã được khẳng định rõ ràng. Đặc biệt, trong bối cảnh trao đổi thương mại của Việt Nam với hầu hết các thị trường xuất khẩu trọng điểm tại sụt giảm do căng thẳng địa chính trị và những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh là một điểm sáng.
Thông tin này được các diễn giả đưa ra tại Tọa đàm Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh: Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 30/10 tại Hà Nội.Chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Cảnh Cường, Cựu tham tán công sứ tại Anh cho biết: Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, bản thân doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Hơn nữa, một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường. Cùng đó, hạn chế trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin một cách có hệ thống từ các nguồn nước ngoài cũng như không nắm biết về các tiêu chuẩn thị trường, doanh nghiệp để lỡ cơ hội có thể kết nối được đối tác mua hàng tiềm năng.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin từ Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh, cơ sở dữ liệu của Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu từ các nước đang phát triển của Bộ Ngoại giao Hà Lan hoặc tiếp cận được miễn phí các nguồn thông tin chi tiết sâu, các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Anh ở trên trang thông tin companieshouse.gov.uk. Tất cả các doanh nghiệp Anh đều phải đăng ký ở trên đó. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là truy cập trang này để xác minh xem đối tác mình đang giao dịch có đăng ký không, có tồn tại không; có đang hoạt động không; người đang giao dịch với mình có phải là giám đốc hay người có thẩm quyền để giao dịch với mình hay không.“Tôi đã từng chứng kiến doanh nghiệp Việt Nam vì không theo sát thay đổi của đối tác, xuyên suốt mười năm làm việc cùng tương đối thuận buồm xuôi gió nhưng không biết tình hình sức khỏe tài chính của bạn hàng Anh đã có thay đổi, vẫn làm, tin tưởng, cho bạn hàng trả chậm, thậm chí cho giao hàng trước trả tiền sau mà không biết rằng đối tác mấy năm qua của mình đang sắp phá sản. Hay người giám đốc mình quen biết 10 năm qua đã bị mất chức mà vẫn tiếp tục làm như mọi khi, để tự đưa mình vào tình thế tổn thất rất lớn và rủi ro rất cao. Do đó, không nên coi nhẹ việc kiểm tra tình trạng tài chính của khách hàng, đối tác, kể cả khách hàng, đối tác truyền thống để không đưa mình vào những tình huống rủi ro và tổn thất lớn”, ông Nguyễn Cảnh Cường bày tỏ.Theo ông Vũ Việt Thành- Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), từ năm 2021, Hiệp định UKVFTA có hiệu lực đã trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Rõ nhất là tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sang Anh được hưởng lợi rất nhiều từ Hiệp định UKVFTA.
Sau hơn 3 năm triển khai thực thi hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục và ổn định. Cuối năm 2023, có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường mũi nhọn ở khu vực châu Âu giảm chưa từng có tiền lệ, đều giảm ở mức hai con số. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định.Nếu tính trong cả 3 năm thực thi Hiệp định UKVFTA, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng trung bình 8,9%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng trung bình 9,4%/năm.“Đây là mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của xuất khẩu Việt Nam hay tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam sang EU hoặc sang châu Âu nói chung trong 9 tháng năm 2024. Thặng dư thương mại của Việt Nam duy trì với Anh trong 9 tháng qua cũng ở mức 5,1 tỷ USD, tăng 24 % so với cùng kỳ năm ngoái”- ông Vũ Việt Thành thông tin.Mặt khác, Hiệp định UKVFTA với các lệnh gỡ bỏ thuế quan triệt để cũng góp phần quan trọng để nâng cao thị phần của một số nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh.Theo số liệu tổng hợp được từ ITC's Trade Map, hiện nay có một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang đứng đầu phân khúc thị trường Anh. Đơn cử, sản phẩm tiêu, hạt điều tách vỏ, giày dép, cà phê; thủy sản đang đứng ở vị trí thứ 5 và may mặc đang đứng ở vị trí thứ 6. Trong năm 2023 vừa qua, với những nỗ lực của rất nhiều những cơ quan hữu quan trong nước đã đưa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch của thị trường Anh, như: cam, quýt, bưởi, vải, sầu riêng. Cùng đó, kiên trì làm việc với nỗ lực rất lớn của Thương vụ Việt Nam tại Anh, đã giúp cho sản phẩm thanh long của Việt Nam tiếp tục được lưu thông bình thường trên thị trường.Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay: Lợi thế mà FTA mang lại đó là ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, những mặt hàng chính của ngành hàng thuỷ sản có dòng thuế nhập khẩu đã chuyển về 0% ngay, cụ thể là mặt hàng tôm, cá tra. Hiện nay mặt hàng tôm đang chiếm 70% tổng kim ngạch mà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh và tiếp theo là mặt hàng cá tra cũng vậy, chiếm 20%.
Có nghĩa là hai mặt hàng chủ lực này đã chiếm 90% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu trung bình trong3 năm vừa qua, khoảng 300 cho đến 350 triệu USD trong một năm, tức là chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam ra toàn cầu. Ở góc độ ngành hàng, Hiệp hội đã đưa Anh vào một thị trường đơn lẻ nằm trong tuyến đánh giá thường xuyên hàng tuần để cộng đồng doanh nghiệp có thông số để tham khảo về xu hướng thị trường, cạnh tranh với các quốc gia khác.Để nâng cao hiệu quả của chiến lược cũng như là cách tìm kiếm thông tin thị trường, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng cần sự đồng hành, hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ, các bộ ngành. Bởi, Hiệp định là một điều kiện cần; điều kiện đủ chính là các quá trình nội luật và cải cách thủ tục hành chính và quy định hành chính sẽ làm cho doanh nghiệp Việt có thêm năng lực cạnh tranh.Nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược tiếp cận cũng như là tìm kiếm thông tin thị trường khi xuất khẩu sang Anh, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin thị trường và xây dựng chiến lược xuất khẩu. Nhà nước có thể giúp hỗ trợ những chi phí để doanh nghiệp mua những thông tin thị trường; đăng ký cấp chứng nhận, không phải chỉ có hỗ trợ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt tài chính. Ngoài ra, Bộ Công Thương hay các hiệp hội doanh nghiệp nên hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các trang web theo tiêu chuẩn Anh và đạt được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp Anh.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Vũ Việt Thành khẳng định: Tới đây, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin thị trường, tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phát triển bền vững này, sản xuất xanh, xây dựng thương hiệu… Cùng đó, thông qua các cơ chế hợp tác, đặc biệt là các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Vụ sẽ tiếp tục vận động chính sách với đối tác thương mại nhằm tháo gỡ các rào cản để tiếp cận thị trường, qua đó nhằm hạn chế tối đa gánh nặng và chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Vụ sẽ tăng cường trao đổi với các quốc gia, đối tác để làm rõ quy định, đặc biệt là về tiêu chuẩn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhất là thông qua kênh phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam vào kênh phân phối, tập đoàn thu mua lớn trên thế giới.Tin liên quan
-
Thị trường
Sắp diễn ra Triển lãm sản phẩm OCOP xuất khẩu
17:06' - 25/10/2024
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cải thiện năng lực trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số
16:51'
Những thay đổi tích cực từ quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến thói quen tiêu dùng của người dân qua thương mại điện tử đã đánh dấu bước tiến của chuyển đổi số và thương mại điện tử Việt Nam.
-
DN cần biết
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025
19:55' - 05/11/2024
Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm: Giám định mức suy giảm khả năng lao động; Trợ cấp tai nạn lao động.
-
DN cần biết
Tái định vị trải nghiệm người tiêu dùng ở sân bay
18:49' - 05/11/2024
Với đặc thù là ngành lấy trải nghiệm khách hàng là trọng tâm, việc các sân bay không ngừng cải thiện sản phẩm, dịch vụ sẽ vừa giữ vững vị thế, vừa thu hút khách hàng.
-
DN cần biết
Xây dựng chương trình hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp tận dụng FTA
16:33' - 04/11/2024
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp trong quá trình thực thi các FTA phải đối mặt với khó khăn như thiếu nguồn lực, thiếu nguồn thông tin về hoạt động hỗ trợ.
-
DN cần biết
Các "gã khổng lồ" công nghệ tiếp tục đổ tiền vào lĩnh vực AI
13:18' - 04/11/2024
Báo cáo tài chính tuần này cho thấy chi tiêu vốn của bốn "gã khổng lồ" công nghệ trong quý III/2024 tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 60 tỷ USD.
-
DN cần biết
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho ngành bán dẫn
21:44' - 02/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã lập ra một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, tận dụng các tài sản tại tập đoàn NTT để chi trả cho một chương trình kéo dài trong nhiều năm.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12
17:24' - 02/11/2024
Căn cứ Điều 15 và khoản 3 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12/2024.
-
DN cần biết
Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc
12:33' - 02/11/2024
Ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
10:46' - 02/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.