Xét xử sơ thẩm vụ án Ngân hàng Đông Á: Ông Trần Phương Bình bị đề nghị án chung thân
Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB) và 11 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng, ngày 24/11, đại diện Viện Kiểm sát đã có đề nghị mức án tương ứng với vai trò của từng bị cáo.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, căn cứ vào các hồ sơ chứng cứ, lời khai của từng bị cáo trong quá trình điều tra và xét xử đã chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố. Theo đó, trong khoảng thời gian từ năm 2007-2013, Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị cáo trong vụ án và các đối tượng liên quan thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.Trong đó, riêng việc cho bốn nhóm khách hàng gồm các Công ty Hiệp Phú Gia và Công ty Thái Thịnh (gọi tắt là nhóm TTC), Đồng Tiến, nhóm M&C, Tân Vạn Hưng vay, gây thiệt hại cho ngân hàng 8.751 tỷ đồng.
Bị cáo Bình đã bàn bạc với các nhóm khách hàng gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thái Thịnh (TTC) Nguyễn Thiện Nhân (đang bỏ trốn), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty M&C Phùng Ngọc Khánh... để dùng nhiều pháp nhân vay tiền của DAB. Các khoản vay đều không được sử dụng đúng mục đích, vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, Trần Phương Bình đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 75,6 tỷ đồng, khi nhờ một số cá nhân đứng tên vay tiền tại DAB rồi chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu, nộp khống, chiếm đoạt của DAB số tiền này nhằm trả các khoản nợ. Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, trong vụ án này, bị cáo Trần Phương Bình là chủ mưu của vụ án, là người chỉ đạo các bị cáo trong vụ án và các đối tượng liên quan thực hiện các hành vi phạm tội xuyên suốt toàn bộ vụ án. Trần Phương Bình và các đồng phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DAB bị lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu bị âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực của ngân hàng chỉ còn 47.011 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát ghi nhận thái độ thành khẩn khai báo của các bị cáo, nhiều bị cáo là cấp dưới phạm tội với vai trò lệ thuộc, tuân theo chỉ đạo của cấp trên, không hưởng lợi cá nhân nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi lượng hình. Từ những phân tích trên, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình mức án chung thân về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", 20 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", tổng hợp hình phạt là tù chung thân.Đối với các bị cáo còn lại, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt cao nhất là bị cáo Phùng Ngọc Khánh từ 18 đến 20 năm tù, thấp nhất là bị cáo Thiện từ 2 đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; 9 bị cáo khác bị đề nghị tuyên phạt thấp nhất từ 2 - 3 năm tù đến cao nhất là 7 - 8 năm tù, cùng về tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên buộc bị cáo Bình bồi thường 75,6 tỷ đồng đã chiếm đoạt của DAB để sử dụng cá nhân; buộc bị cáo Phùng Ngọc Khánh bồi thường hơn 3.949 tỷ đồng đã gây thiệt hại cho DAB thông qua các khoản vay của nhóm M&C. Ngoài ra, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị hoàn trả nhiều khoản tiền lớn khác, như liên quan đến nhóm khách hành Tân Vạn Hưng - buộc bà Vũ Thị Liên hoàn trả hơn 1.857 tỷ đồng cho DAB... Đối với khoản vay gây thiệt hại hơn 3.139 tỷ đồng của nhóm khách hàng TTC, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định bị cáo Trần Phương Bình, Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thái Thịnh) và các đồng phạm giúp sức phải có trách nhiệm bồi thường cho DAB. Do Nguyễn Thiện Nhân đang bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã tách hành vi phạm tội liên quan đến 6 khoản vay của nhóm TTC với DAB, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Phiên tòa bước sang phần tranh luận. Ở giai đoạn 1 của vụ án, Trần Phương Bình đã phải nhận mức án tù chung thân về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại cho DAB 3.608 tỷ đồng./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án tại Ngân hàng Đông Á - giai đoạn 2
14:06' - 19/11/2020
Vụ án này được xem lại giai đoạn 2 của vụ án kinh tế xảy ra tại DAB.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Trần Ngọc Phúc (Phúc XO) và đồng phạm
12:14' - 06/11/2020
Ngày 6/11, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Trần Ngọc Phúc (tên gọi khác là Phúc XO).
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án tại BIDV: Những điểm nổi bật trong phiên tòa sơ thẩm
11:22' - 31/10/2020
Sau 4 ngày, phiên tòa xét xử vụ án tại BIDV đã kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án và dự kiến Hội đồng xét xử sẽ tuyên án vào chiều 2/11.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ lừa đảo huy động vốn xây dựng bệnh viện từ thiện
21:56' - 29/10/2020
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 12 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Tuyết (sinh năm 1953, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư quốc tế Việt Anh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội điều chỉnh giao thông nhiều tuyến phố trọng điểm
12:22'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên một số tuyến đường.
-
Kinh tế và pháp luật
Góc nhìn 365: Sữa giả, kẹo giả và nỗi lo thật
12:21'
Dư luận đang sôi sục, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin về việc triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Thái Lan trấn áp tội phạm lừa đảo qua tổng đài và xuyên quốc gia
07:00'
Thái Lan đang tăng cường biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo qua tổng đài điện thoại và tội phạm xuyên quốc gia, thể hiện cam kết của chính phủ trong cuộc chiến chống loại hình tội phạm này.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
21:26' - 17/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả: Chi cục ATVSTP Hà Nội nói gì về việc cấp giấy phép công bố
21:21' - 17/04/2025
Trong số gần 600 loại sữa giả mới bị phát hiện, Chi cục ATVSTP Hà Nội cấp giấy tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 71 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
21:17' - 17/04/2025
Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
19:44' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế và pháp luật
Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
19:05' - 17/04/2025
Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào trong hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Giả mạo văn bản của Bộ Y tế về chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em
18:05' - 17/04/2025
Bộ Y tế vừa phát hiện một văn bản giả mạo có tiêu đề “V/v tổ chức chương trình sức khỏe răng miệng cho trẻ em”, mang số hiệu 424/BYT-KCB, đề ngày 25/3/2025.