Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Các bị cáo khai về kịch bản rửa tiền cho Trương Mỹ Lan
Ngày 25/9, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc hành vi phạm tội Rửa tiền.
Đối với việc chuyển tiền ra nước ngoài, theo Trần Thị Mỹ Dung cũng là do Trương Mỹ Lan yêu cầu bị cáo liên hệ với Trịnh Quang Công (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý ACUMEN) để thực hiện. Dung cho biết, trong thời gian làm việc tại Ngân hàng SCB, bị cáo chỉ hy vọng sẽ giúp ngân hàng phát triển. Bị cáo không nhận thức được những hành vi do bản thân thực hiện lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, mong Hội đồng Xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Tương tự, bị cáo Trương Khánh Hoàng khai, hành vi rửa tiền được thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan thông qua Nguyễn Phương Hồng còn bản thân bị cáo chỉ phụ trách giải ngân các khoản vay của Trương Mỹ Lan. Thời điểm bị cáo Hoàng vào làm việc tại Ngân hàng SCB chỉ kế thừa các khoản vay đã có trước của Nguyễn Phương Hồng. Theo bị cáo Hoàng, trong thời điểm làm việc thì Ngân hàng SCB đang trải qua giai đoạn rất khó khăn, các khoản vay đến hạn liên tục, việc giải ngân mới là để trả lãi khoản vay cũ trước đã có rồi…, việc làm của bị cáo là thực hiện theo thói quen đã có ở Ngân hàng SCB từ đời lãnh đạo trước. Bị cáo Bùi Văn Dũng, từng là tài xế riêng của bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, công việc hàng ngày của bị cáo là đưa đón Trương Mỹ Lan đi làm nhưng đồng thời bị cáo cũng được Lan giao nhiệm vụ vận chuyển lượng lớn tiền mặt từ Ngân hàng SCB đến nơi Lan chỉ định. Mỗi khi Lan có nhu cầu vận chuyển tiền, bị cáo Dũng sẽ được bị cáo Trần Thị Hoàng Uyên (cựu thư ký của Trương Mỹ Lan) thông báo đến gặp cựu thủ quỹ của Ngân hàng SCB là bị cáo Trần Thị Thúy Ái để nhận tiền tại khu vực tầng hầm của ngân hàng; tiền đã được đóng sẵn trong các thùng, bị cáo Dũng chỉ việc chuyển lên xe để chở về. Bị cáo Dũng khẳng định bản thân không biết số tiền này bị cáo Lan có được từ hành vi phạm tội tham ô tài sản tiền của Ngân hàng SCB. Theo cáo trạng, từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, Bùi Văn Dũng theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan đã nhận và vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD. Hành vi của Bùi Văn Dũng đã giúp cho Trương Mỹ Lan che giấu, hợp thức sử dụng số tiền hơn 6.330 tỉ đồng chiếm đoạt được thông qua hành vi phạm tội “Tham ô tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Chu Lập Cơ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times Square, chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã mở và sử dụng 3 thẻ thanh toán (Visa, Master) tại Ngân hàng SCB. Trong quá trình sinh sống, lưu trú, đi lại tại Việt Nam và khi đi ra nước ngoài từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, Chu Lập Cơ đã chi tiêu hơn 225,5 tỉ đồng bằng các thẻ tín dụng nêu trên; số tiền này có nguồn gốc từ các khoản vay “khống” tại Ngân hàng SCB, các khoản vay đã được tất toán bằng chính các khoản vay “khống” khác, thuộc tội “Tham ô tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”… Trả lời tại tòa, Chu Lập Cơ cho biết bản thân sở hữu nhiều thẻ tín dụng từ các ngân hàng chứ không phải chỉ có thẻ của Ngân hàng SCB; các thẻ được bị cáo sử dụng chủ yếu cho mục đích đi lại. Chu Lập Cơ xác nhận việc Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp chuyển tiền vào thẻ cho bị cáo và bị cáo cũng có sử dụng tiền từ thẻ. Khi bị cáo nhận được cáo trạng đã rất ngạc nhiên vì số tiền mình sử dụng có nguồn gốc bất hợp pháp nên đã nói gia đình khắc phục 19 tỉ đồng. Tại tòa, Trương Mỹ Lan cho biết bị cáo tôn trọng lời khai của các bị cáo khác trong nhóm bị truy tố về tội “Rửa tiền”, nhưng Lan khẳng định trong suốt 10 năm bị cáo chỉ thực hiện các hành vi như đã nêu trong giai đoạn 1 của vụ án, còn cáo buộc chịu trách nhiệm trong vụ rửa tiền với số tiền hơn 445.000 tỉ đồng như cáo trạng giai đoạn 2 đã nêu, bị cáo không liên quan. Trả lời câu hỏi của Hội đồng Xét xử về việc có nhớ Ngân hàng SCB giải ngân hơn 445.000 tỉ đồng như thế nào, Trương Mỹ Lan nói trong giai đoạn đó, Ngân hàng SCB đã giải ngân nợ xấu trên 300.000 tỉ đồng, còn thiếu tiền giải ngân nợ nên Lan mang thêm tài sản vào thế chấp. Đối với các khoản tiền nộp vào các thẻ tín dụng, Trương Mỹ Lan khai bản thân thường xuyên sinh sống ở nước ngoài nên chủ yếu sử dụng thẻ tín dụng của các ngân hàng nước ngoài. Thời điểm đó, lãnh đạo Ngân hàng SCB “nài nỉ” bị cáo Lan mở thẻ tín dụng tại Ngân hàng SCB nên Lan mới mở. Khi chi tiêu thẻ tín dụng thì đến hạn thanh toán bị cáo đều sử dụng tiền của bản thân để thanh toán các thẻ này, hoàn toàn không sử dụng tiền của Ngân hàng SCB để thanh toán. Về số tiền chuyển từ Ngân hàng SCB về nhà riêng hoặc trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan chỉ khai bị cáo Bùi Văn Dũng là một tài xế lái xe rất hiền, không tham tiền nên bị cáo tin tưởng giao cho trọng trách chở tiền chứ Dũng không được hưởng lợi gì. Theo cáo trạng, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thuộc cấp chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.748 tỉ đồng do Lan phạm tội mà có. Số tiền này dùng để chi cho các cá nhân, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc thanh toán các khoản chi cá nhân của Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ...- Từ khóa :
- vạn thịnh phát
- trương mỹ lan
- scb
- xét xử
- trái phiếu
- ngân hàng
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan huy động tất cả nguồn tiền để bồi thường cho người bị hại
19:49' - 24/09/2024
Ngày 24/9, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chủ trương phát hành trái phiếu “khống” là theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan
20:47' - 20/09/2024
Bị cáo Trương Khánh Hoàng cho biết, việc phát hành trái phiếu là chủ ý của Trương Mỹ Lan truyền đạt đến bị cáo thông qua Nguyễn Phương Hồng vào khoảng tháng 8/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống
09:56'
Lực lượng cảnh sát cho biết hàng chục nghìn người dự kiến sẽ tụ tập gần Tòa án Hiến pháp, cũng như ở các khu vực lân cận, bao gồm Sejongdaero, Euljiro và Sajikro, vào ngày ra phán quyết.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo học chương trình "Học kỳ trong quân đội"
17:45' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Tỉnh Đoàn Quảng Trị cho biết, hiện chưa có kế hoạch tổ chức chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 và cảnh báo người dân về các trang mạng mạo danh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án đường, cầu vượt đường sắt ở Quảng Bình sau 3 năm vẫn gặp khó
17:37' - 01/04/2025
Dự án đường và cầu vượt đường sắt trung tâm thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được kỳ vọng sẽ góp phần điều tiết tốt giao thông nội đô, giảm ùn tắc giao thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt 2 đối tượng lập tài khoản Facebook giả lừa gần 1,5 tỷ đồng
16:59' - 01/04/2025
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Thanh Hóa) thông tin, đơn vị đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”
12:42' - 01/04/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc chờ đợi phán quyết lịch sử về Tổng thống Yoon Suk Yeol
12:39' - 01/04/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định quan trọng trong ngày 4/4 về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ bị chính thức phế truất hay được phục hồi chức vụ.
-
Kinh tế và pháp luật
Thủ tướng Israel cung cấp lời khai trong vụ bê bối “Qatargate”
10:21' - 01/04/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 31/3 đã chính thức cung cấp lời khai cho cảnh sát trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ bê bối được gọi là “Qatargate”.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án giả đặt 22 cuốc taxi trên ứng dụng để chiếm đoạt tài sản
18:51' - 31/03/2025
Công an tỉnh Nam Định đã có quyết định khởi tố vụ án 3 đối tượng giả đặt 22 cuốc taxi đường dài trên ứng dụng để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY).
-
Kinh tế và pháp luật
Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok
10:56' - 31/03/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một nhóm điều tra từ Bộ Công nghiệp Thái Lan đã thu thập các mẫu vật liệu xây dựng từ địa điểm tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) bị sập ở quận Chatuchak.