Xóa đói giảm nghèo nhờ chính sách tín dụng ưu đãi
Ngày 15/9, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ.
Ông Dương Văn Hoàng, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang nhận xét, sau 20 năm thực hiện chính sách tín dụng, có thể khẳng định rằng Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ là chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới.
Chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương đã góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19… Trong 20 năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã giải ngân cho hơn 789.151 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách; góp phần giúp cho 129.169 hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo; thu hút 99.394 lao động có việc làm; giúp 92.074 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 217.261 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn… Từ nguồn vốn hỗ trợ của chính sách tín dụng, nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả như: mô hình đan lát ở xã Thân Cửu Nghĩa, dệt chiếu ở xã Long Định, cải tạo vườn cây ăn trái ở xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Kim Sơn (huyện Châu Thành); mô hình nuôi gà, chim cút, cá ở xã Lương Hòa Lạc, xã Phú Kiết (huyện Chợ Gạo)… Một số điển hình về thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách tín dụng như: Hộ bà Phan Thị Mai ở ấp Mỹ Phú, xã Phước Thanh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trước đây là hộ nghèo, kinh tế gia đình khó khăn. Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng để trồng khóm và thuê đất trồng sen, gia đình bà hiện đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo. Hay hộ ông Phan Bá Duy ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã thoát diện hộ nghèo nhờ vào số vốn vay 30 triệu đồng để chăm sóc vườn sầu riêng và 20 triệu đồng cho sinh viên vay để nuôi con học đại học. Cùng đó, hộ ông Châu Văn Sáu ở xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vay chương trình hộ mới thoát nghèo với số tiền 100 triệu đồng để nuôi bò và dê sinh sản. Hiện gia đình ông đã có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững… Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu có tổng dư nợ chỉ hơn 110 tỷ đồng, sau 20 năm thành lập, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang đã triển khai cho vay thêm 11 chương trình tín dụng chính sách mới. Đến nay, chi nhánh đang triển khai thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt 3.452 tỷ đồng, với 104.224 hộ vay còn dư nợ, tăng 39 lần so với thời điểm mới thành lập. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đầu tư đến 172 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/06/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các công văn chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong số đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Theo ông Trần Văn Dũng, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nhận thức sâu sắc và xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt quan tâm gắn triển khai tín dụng chính sách với các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương trong từng giai đoạn./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hơn 590 nghìn lượt hộ nghèo và chính sách được vay tín dụng ưu đãi
19:52' - 14/09/2022
Chiều 14/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách - Bệ đỡ giúp người nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống
15:36' - 14/09/2022
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã thật sự trở thành bệ đỡ tinh thần giúp người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có phương tiện mưu sinh, phát triển sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45'
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22'
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13'
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá trung tâm
08:52'
Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) hôm nay 4/4 bật tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm mạnh, nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn
21:22' - 03/04/2025
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 1,6% xuống 102,03 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2024.
-
Ngân hàng
Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
19:19' - 03/04/2025
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, đến cuối tháng 2/2025, dư nợ của các tổ chức tín dụng tại Khu vực 8 đạt 535.688 tỷ đồng, tăng 7.957 tỷ đồng, bằng 1,5% so với cuối năm 2024.
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31' - 03/04/2025
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
15:24' - 03/04/2025
Mức lãi suất cố định chỉ 5,5%/năm trong 3 năm đầu, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của thị trường, giúp khách hàng yên tâm lên kế hoạch dài hạn mà không lo biến động lãi suất.
-
Ngân hàng
Điểm giao dịch xanh Agribank - vì mục tiêu phát triển bền vững
10:38' - 03/04/2025
Agribank không xem “Điểm giao dịch xanh” là một phong trào ngắn hạn mà là nền móng cho chiến lược phát triển dài hơi, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái ngân hàng bền vững.