Xu hướng đầu tư nước ngoài giảm khi căng thẳng địa chính trị gia tăng
Trang mạng của Viện Chính sách chiến lược Australia đăng bài viết của học giả David Uren cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Trong năm 2020, đã có 25 quốc gia ban hành các quy định an ninh mới nhằm kiểm soát dòng vốn đầu tư.
Hiện đã có 34 quốc gia thực hiện xét duyệt đầu tư nước ngoài nhằm phát hiện các mối đe dọa an ninh quốc gia. Hầu hết các nước này đều là các nước phát triển.
Dòng chảy đầu tư toàn cầu "chậm lại"
Trên toàn thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005. Trong bối cảnh đại dịch làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm đầu tư trong năm ngoái chỉ là sự kéo dài của một xu hướng đã diễn ra trong 4 năm.
Theo báo cáo thường niên mới nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2020 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng chảy đầu tư toàn cầu giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với năm 2016.
Tuy nhiên, các rào cản quy định mới và sự mất niềm tin của nhà đầu tư dường như tác động chủ yếu ở các nước phát triển. Dòng vốn chảy vào các quốc gia phát triển đã giảm xuống chỉ còn 314 tỷ USD vào năm ngoái, con số này đạt mức đỉnh là 1.340 tỷ USD vào năm 2016.
Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài từ các nền kinh tế phát triển cũng sụt giảm từ mức cao nhất năm 2015 là 1.260 tỷ USD, xuống chỉ còn 347 tỷ USD vào năm 2020. Dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống còn 91 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 1987 và thấp hơn 87% so với mức đỉnh năm 2015.
Australia, vốn có truyền thống là nước nhận đầu tư lớn của cả Mỹ và Anh, đã bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Các công ty toàn cầu chỉ đầu tư 20 tỷ USD vào Australia trong năm 2020, chưa bằng 1/3 so với mức cao nhất năm 2018 là 68 tỷ USD.
Trái lại, tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển lại khả quan hơn đáng kể. Vốn đầu tư nước ngoài vào các nước này chỉ giảm 8,3% xuống còn 663 tỷ USD trong năm ngoái, cao gấp đôi dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các nước đang phát triển giảm 7% xuống 387 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên các công ty có trụ sở tại các quốc gia đang phát triển đổ tiền vào đầu tư nước ngoài nhiều hơn các công ty ở các nước phát triển.
Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế hàng đầu châu Á tăng 5,8% trong năm ngoái, đạt149,3 tỷ USD. Vốn đầu tư vào Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua EU và hiện chỉ thấp hơn 4,5% so với đầu tư nước ngoài vào Mỹ.
Báo cáo của UNCTAD cho biết, Trung Quốc vẫn là chất xúc tác quan trọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bất chấp những yếu tố bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị và thương mại, các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào Trung Quốc và coi đây là một thị trường chiến lược. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đa quốc gia có ý định rút về nước hoặc di dời một phần cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí lao động tại nước này tăng lên, cùng với nhu cầu cải thiện khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng.
Xu hướng thắt chặt quản lý đầu tư nước ngoài
Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm ở các nước phát triển, nhưng lại tăng (hoặc đi ngang trong thời kỳ đại dịch) ở các nước đang phát triển được phản ánh trong cách quản lý khác biệt giữa hai nhóm nước này.
Trước đây, các nước phát triển đã mở cửa hơn với đầu tư nước ngoài, trong khi các nước đang phát triển lại hạn chế hơn do lo ngại về khả năng cạnh tranh còn yếu của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trọng tâm của các nước mới nổi hiện nay là tự do hóa chế độ quản lý đầu tư nước ngoài của mình, với 63% các quy định được ban hành mới trong năm qua giúp các công ty nước ngoài đầu tư dễ dàng hơn và chỉ có 14% các quy định mới gây khó khăn hơn.
Ngược lại, 85% các quy định mới liên quan đến đầu tư nước ngoài ở các nước phát triển lại gây khó khăn hơn cho các công ty nước ngoài. Theo UNCTAD, các nước này đã ban hành 35 quy định mới, viện dẫn nguy cơ đối với an ninh quốc gia về quyền sở hữu của nước ngoài đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cốt lõi hoặc các tài sản trong nước nhạy cảm khác.
Các quy định mới này đưa ra một số biện pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trong thời kỳ đại dịch, nhưng cũng bao gồm một số biện pháp khác nhắm trực tiếp đến vấn đề an ninh quốc gia.
Tại Australia, việc Ủy ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài xem xét và phê duyệt mọi khoản đầu tư nước ngoài đã được thiết kế như một biện pháp tạm thời để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh, nhưng sau đó được áp dụng lâu dài đối với tất cả các công ty trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Australia hiện có quy trình xét duyệt đầu tư nước ngoài khó khăn thứ hai trên thế giới sau New Zealand. Các quốc gia khác áp đặt các giới hạn về vốn cổ phần nghiêm ngặt hơn hoặc đặt ra yêu cầu đối với việc sử dụng nhân lực nước ngoài.
Tuy nhiên, Australia không phải là quốc gia duy nhất thắt chặt các quy định về vốn đầu tư nước ngoài. Nhật Bản đã điều chỉnh quy định phê duyệt vốn đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc gia, từ ngưỡng tối thiểu 10% hạ xuống 1%.
Anh cũng đã hạ thấp ngưỡng đầu tư cần chính phủ xem xét đối với các giao dịch mua lại trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mật mã và vật liệu phát triển. Mỹ yêu cầu các công ty niêm yết tuyên bố rằng họ không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài và cấm công dân Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước này.
Ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ và Nga cũng thắt chặt các quy định quản lý đầu tư. Hiện Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài phải nộp đơn đề nghị xét duyệt trước khi ký kết các thỏa thuận đầu tư vào các lĩnh vực quân sự, nông nghiệp, năng lượng, vận tải và công nghệ thông tin.
Nga đã bổ sung một quy định về xét duyệt việc mua cổ phần có quyền biểu quyết trong các công ty chiến lược. Ấn Độ quyết định xem xét tất cả các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp ở các quốc gia có chung biên giới trên bộ./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
18:17' - 20/08/2021
Trang mạng entrepreneur.com ngày 19/8 đăng bài viết phản ánh về sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Nhật Bản tuần thứ ba liên tiếp
22:12' - 19/08/2021
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu Nhật Bản trong tuần tính đến ngày 13/8 do thu nhập doanh nghiệp tiếp tục làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài “đặt cược” vào thị trường bất động sản cho thuê Trung Quốc?
06:30' - 18/08/2021
Nhu cầu mua nhà ở Trung Quốc rất lớn, nhưng giá nhà đã tăng quá cao và vượt khả năng chi trả của nhiều người, do đó lĩnh vực nhà cho thuê sẽ phát triển.
-
DN cần biết
Giới thiệu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tới các doanh nghiệp Singapore
20:03' - 02/07/2021
Diễn đàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) đã tổ chức sự kiện trực tuyến FYIstival The ASEAN Edition với chủ đề "Cơ hội và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam 2021".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.