Xu hướng phục hồi của ngành hàng không Malaysia sau đại dịch
* Sự phục hồi chậm chạp
Giới phân tích dự báo lĩnh vực hàng không của Malaysia sẽ không đạt được lợi nhuận trong năm 2023 do cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các thị trường mới gia nhập và việc các doanh nghiệp vận tải đang trong quá trình khôi phục năng lực.Chuyên gia phân tích độc lập Brendan Sobie của công ty tư vấn Sobie Aviation (có trụ sở tại Singapore) cho hay tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines (MH) phục hồi lợi nhuận vào năm 2022. Tuy nhiên, bất chấp triển vọng phục hồi tương đối sáng so với giai đoạn trước đại dịch, MH sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng tình trạng dư thừa dịch vụ hàng không.Chuyên gia Brendan Sobie cho biết cường độ cạnh tranh và khả năng khôi phục công suất có thể dẫn đến tình trạng dư thừa cả ở thị trường nội địa và một số tuyến quốc tế khi các hãng hàng không nước ngoài cũng đang khôi phục công suất hoạt động tại Malaysia.Tình trạng dư thừa công suất không phải là vấn đề mới và đã tác động đến thị trường vận tải hàng không tại quốc gia Đông Nam Á này trước khi đại dịch bùng phát, khiến tất cả các hãng hàng không bị thua lỗ trong năm 2019.Chuyên gia này chỉ ra rằng tình hình kinh tế không chắc chắn và nguy cơ suy thoái đang rình rập có thể tác động đến nhu cầu trong khi các hãng hàng không tăng cường công suất hoạt động sẽ tác động đến sản lượng cũng như khả năng sinh lời.Theo chuyên gia phân tích hàng không Daniel Wong của Ngân hàng Đầu tư Hong Leong (HLIB Research), xu hướng phục hồi của ngành hàng không tại quốc gia Đông Nam Á dường như chậm hơn dự kiến xuất phát từ việc mở cửa lại biên giới của nước này vẫn chưa giúp gia tăng giao dịch (bán vé máy bay).Đặc biệt, các điểm đến mà Malaysia sử dụng như đòn bẩy mạnh mẽ vẫn chưa mở cửa biên giới hoàn toàn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Trung Quốc là thị trường du lịch hàng không lớn nhất của Malaysia. Do đó việc khôi phục lưu lượng giao thông quốc tế giữa Trung Quốc và Malaysia đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi hoàn toàn của ngành hàng không nước này.Bên cạnh đó, sự phục hồi của ngành hàng không phụ thuộc vào một số yếu tố như nhu cầu (vốn chưa phục hồi so với mức trước đại dịch) và việc nhận được sự chấp thuận cũng như thông quan từ các sân bay ở các quốc gia khác để các hãng hàng không của Malaysia được phép hạ cánh.* Những vấn đề cản trở quá trình phục hồiChuyên gia Daniel Wong cho hay khả năng bay là một lý do khác cản trở sự phục hồi của lĩnh vực hàng không do các hãng lữ hành cần chứng nhận lại máy bay của mình để thực hiện chuyến bay an toàn sau gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát khiến nhiều máy bay không được sử dụng.Cùng với đó, khó khăn ở các nhà cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO) cũng là một trở lực cho quá trình phục hồi của ngành hàng không, khiến các hãng hàng không càng khó trả lại máy bay hơn.Tín hiệu đáng mừng là giá vé tăng không ảnh hưởng lớn tới lượng hành khách sử dụng dịch vụ hàng không. Theo Tiến sỹ Mohd Afzanizam Abdul Rashid, người đứng đầu bộ phận kinh tế và nghiên cứu của Quỹ tiết kiệm nhân viên (EPF), mặc dù giá nhiên liệu tăng và lạm phát dai dẳng đã buộc các hãng hàng không phải tăng giá vé. Tuy nhiên, điều này không làm nản lòng các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ bay.Ông chỉ ra, giá vé máy bay đã tăng đáng kể, được phản ánh trong Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vận tải hành khách bằng đường hàng không (thành phần của CPI) đã tăng 15,5% so với cùng kỳ vào tháng 10/2021. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Malaysia Airports Holdings Bhd, tổng lưu lượng hành khách tại sân bay đã lên tới 8,34 triệu lượt vào tháng 10/2022, cao hơn gấp đôi so với 4,1 triệu lượt hành khách được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2021.* “Trẻ hóa” ngành công nghiệp hàng khôngTiến sỹ Mohd Afzanizam cho hay việc mở lại biên giới quốc tế từ ngày 1/4/2022 đã giúp “trẻ hóa” ngành hàng không của Malayisa do nhu cầu của người dân bị dồn nén nhưng cần một khoảng thời gian để lưu lượng hành khách bình thường hóa trở lại. Theo chuyên gia này, sự kết hợp của các khoản tiết kiệm trong quá khứ cũng như việc cải thiện thị trường việc làm và thu nhập là động lực chính cho việc đi lại bằng đường hàng không.Thực tế, nhiều công ty hàng không đã ghi nhận doanh thu khả quan trong tháng Chín. Tuy nhiên, khi công suất dự phòng còn lớn, những doanh nghiệp này vẫn chưa ghi nhận được sự cải thiện đáng kể nào về lợi nhuận.Ông khuyến nghị các doanh nghiệp cần lưu tâm đến chiến lược giá của mình vì nhu cầu từ hành khách có thể rất nhạy cảm khi áp lực lạm phát trở nên phổ biến.Từ góc độ toàn cầu, theo báo cáo của công ty phân tích hàng không Cirium về kết quả Xếp hạng Tài chính của Tập đoàn Hàng không Thế giới cho năm 2021 và nửa đầu năm 2022, doanh thu của các hãng hàng không giảm mạnh đã dẫn đến khoản lỗ ròng gần 220 tỷ USD trong hơn hai năm qua kể từ khi đại dịch bùng phát.Doanh thu của các tập đoàn hàng không thế giới đã giảm hơn một nửa vào năm 2020 và mặc dù một số đã phục hồi nhưng vào cuối năm 2021, doanh thu vẫn giảm hơn 40% so với mức trước đại dịch. Với doanh thu ở mức 500 tỷ USD, ngành hàng không đạt mức doanh thu thấp hơn so với 15 năm trước.* Tác động từ chính sách “Không COVID” của Trung Quốc
Phân tích của Cirium chỉ ra những tổn thất dường như đang ngày càng tồi tệ hơn khi việc phong tỏa để kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc gây thiệt hại nặng nề cho giao thông, làm giảm sự phục hồi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Kết quả tài chính của ngành hàng không trong nửa đầu năm 2022 cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi hơn nhưng ngành này dự kiến sẽ tiếp tục thua lỗ trong cả năm 2022.Giám đốc điều hành (CEO) Jeremy Bowen của Cirium cho biết thâm hụt ròng đang giảm dần qua từng năm. Đây là một dấu hiệu tích cực. Cụ thể, năm 2020, doanh thu sụt giảm dẫn đến khoản lỗ ròng 160 tỷ USD và khoản lỗ trong nửa đầu năm 2022 tổng cộng khoảng 15 tỷ USD.Theo vị CEO này, nếu các khoản lỗ từ đầu năm 2022 đến nay không được bổ sung nguồn thu đáng kể, ngành hàng không sẽ bị lỗ ròng gần 220 tỷ USD kể từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, ông cũng dự báo trong trường hợp không có thêm cú sốc nào đối với lĩnh vực dịch vụ này, nhiều khả năng ngành hàng không có thể hòa vốn trong nửa cuối năm 2022, dẫn đầu là các tập đoàn của Mỹ và châu Âu.Ngược lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã gặp khó khăn, phần lớn đến từ việc Trung Quốc phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19. Các hãng hàng không tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã công bố doanh thu giảm 35% và lỗ ròng gần 10 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, cao hơn cả hai năm trước đó.CEO Jeremy Bowen cũng nhận định kết quả trong nửa cuối năm dường như sẽ làm tăng thêm thâm hụt. Mặc dù ở một mức độ nhất định, các hãng hàng không tại các nước còn lại trong khu vực sẽ bù đắp được một phần nhưng với hiệu suất khai thác hiện tại, dường như không đủ để lấp đi sự thâm hụt từ Trung Quốc.Theo trung tâm phân tích thông tin Hàng không (CAPA), tăng trưởng về du lịch trong và ngoài nước đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với nhiều hãng hàng không của châu Á-Thái Bình Dương trước đại dịch.Tuy nhiên, do các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt tại nền kinh tế số hai thế giới đã khiến công suất khai thác các tuyến bay quốc tế tại đây rất thấp, dẫn đến những khó khăn trong quá trình phục hồi ngành công nghiệp dịch vụ này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sản xuất công nghiệp của Malaysia tiếp tục đà phục hồi
15:41' - 12/12/2022
Theo Cục Thống kê Malaysia (DOSM), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) của nền kinh tế Đông Nam Á tăng 4,6% trong tháng 10/2022 sau khi đạt mức tăng trưởng hai con số trong 4 tháng liên tiếp trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ hiện là thị trường hàng không lớn thứ 3 thế giới
08:50' - 12/12/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh với nỗ lực của người dân, quốc gia Nam Á này đã trở thành thị trường hàng không lớn thứ 3 thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Trung Quốc
13:04' - 09/12/2022
Malaysia vẫn là điểm đến đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư Trung Quốc trong nền kinh tế số, bất chấp những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Airbus đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lĩnh vực hàng không, vũ trụ
20:29' - 07/12/2022
Airbus hiện là công ty đứng đầu trong phân khúc máy bay thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, chiếm 50% đội máy bay trực thăng đang được khai thác, bao gồm trực thăng H225 đa dụng…
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng ứng dụng công nghệ 5G đối với các doanh nghiệp Malaysia
05:30' - 05/12/2022
Theo Giám đốc Choo Tzer Maan thuộc tập đoàn công nghệ ELMLAB Malaysia, sau khi triển khai mạng di động thế hệ thứ 5 (5G), các ngành công nghiệp của Malaysia đang bắt đầu chuyển dịch.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với chính phủ mới tại Malaysia
06:30' - 02/12/2022
Theo giới phân tích, chính quyền mới sẽ không có nhiều thời gian để ăn mừng mà phải ngay lập tức giải quyết một số thách thức kinh tế khó khăn mà Malaysia đang đối mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30'
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.