Xuất khẩu của Australia khởi sắc nhờ đa dạng hóa thị trường
Báo cáo mới công bố của Ủy ban Thương mại và Đầu tư Australia (Austrade) cho biết các nhà xuất khẩu “xứ chuột túi” đã thành công trong việc đa dạng hóa thị trường điểm đến, kịp thời tìm kiếm thêm các nguồn mua hàng mới, bù đắp cho những tổn thất do căng thẳng thương mại giữa Australia và Trung Quốc gây ra, cũng như chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu, trong suốt thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.
Một khảo sát do Austrade thực hiện đối với các nhà xuất khẩu của Australia, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy 51% các doanh nghiệp xác nhận gặp gián đoạn bởi các hạn chế áp đặt đối với hàng hóa và dịch vụ của họ tại các thị trường điểm đến, phần lớn là ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Nhà kinh tế trưởng của Austrade, bà Cherelle Murphy chia sẻ chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Bà nói năm 2020, chỉ số Cảnh báo Thương mại toàn cầu ghi nhận mức tăng 73% trong các biện pháp can thiệp thương mại, mang tính phân biệt đối xử trên toàn cầu.Mặc dù vậy, bất chấp nhiều rào cản thương mại được thiết lập và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của dịch COVID-19 gây ra, các nhà xuất khẩu hàng hóa của Australia đã hoạt động tương đối tốt trong suốt hai năm qua.
Tính đến tháng 11/2021, Australia ghi nhận mức thặng dư thương mại hàng tháng liên tiếp lần thứ 47, một phần nhờ giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng cao như quặng sắt và than đá.
Bà Murphy khẳng định đại dịch đã gây ảnh hưởng đáng kể tới chuỗi cung ứng tòa cầu và vấn đề tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc và Australia cũng tạo ra nhiều thách thức, nhưng hoạt động thương mại của “xứ chuột túi” vẫn diễn ra khá tốt và các vấn đề thương mại không thực sự dẫn đến kết quả thương mại kém hơn. Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản từ Australia sang Trung Quốc sụt giảm 31%, so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, phần thiếu hụt này đã được bù đắp nhờ lượng xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới tăng 29%.Sự kết hợp của thời tiết tốt và điều kiện canh tác, cùng với nhu cầu mua từ nước ngoài tăng cao, đã thúc đẩy doanh số bán lúa mì, bông, đường và bơ của Australia.
Ngay cả lúa mạch, mặt hàng bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc áp thuế cao hơn 180% vào năm 2020, cũng ghi nhận sự phục hồi, tăng trở lại 300% trong doanh số xuất khẩu.Một mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Australia khác phải chịu thiệt hại do lệnh cấm vận không chính thức của Trung Quốc là than luyện cốc và than nhiệt cũng kịp thời tăng trở lại gấp đôi giá trị xuất khẩu, nhờ giá tăng và nhu cầu ổn định từ các thị trường nước ngoài khác.
Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hàng nông sản gặp thiệt hại đến nay chưa hồi phục được, trong đó có rượu vang và tôm hùm.
Bà Murphy cho biết, về cơ bản Trung Quốc sẽ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, do nhu cầu của nước này đối với các sản phẩm xuất khẩu của Australia, như quặng sắt, than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các mặt hàng khác là rất lớn.Bà nói trao đổi thương mại Australia và Trung Quốc có sự bổ sung rõ rệt và Trung Quốc sẽ tiếp tục mua những gì mà các nhà xuất khẩu Australia chào bán.
Về xuất khẩu dịch vụ, theo nhà kinh tế trưởng của Austrade, giá trị của lĩnh vực này đã giảm xuống mức thấp nhất gần 20 năm qua trong suốt thời kỳ đại dịch, do biên giới Australia liên tục đóng cửa trong suốt hai năm qua. Mặc dù vậy, sau khi Australia mở cửa trở lại biên giới quốc tế cho sinh viên nước ngoài từ ngày 15/12/2021, bà Murphy tin rằng xuất khẩu giáo dục của Australia sẽ dần phục hồi, nhưng lĩnh vực du lịch quốc tế trong ngắn và trung hạn khó có thể quay trở lại mức trước đại dịch.Điều này đòi hỏi Chính phủ Australia cần tăng cường hơn nữa các biện pháp hỗ trợ để du lịch nội địa có thể khởi sắc, bù đắp một phần cho những thiệt hại vẫn đang tiếp tục xảy ra với du lịch quốc tế./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU
21:17' - 15/01/2022
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Chất xúc tác nào để mở rộng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam?
11:01' - 14/01/2022
Với sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ trong năm 2021, ngành cá ngừ Việt Nam vẫn đang nỗ lực vừa giữ thị phần, vừa có thể mở rộng hơn nữa trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm nông sản Việt để đa dạng thị trường xuất khẩu
18:55' - 12/01/2022
Về vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu, trước hết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu là để tăng cường phòng chống dịch.
-
Thị trường
Thanh long được phép xuất khẩu trở lại qua cửa khẩu Lào Cai
15:29' - 12/01/2022
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ vừa nhận được thông tin tại cửa khẩu Lào Cai đã chính thức được phép xuất khẩu thanh long trở lại sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Indonesia nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than đá
07:00' - 12/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia thông báo sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than đá, dù mới ban hành các hạn chế vào đầu tháng này và dự kiến áp dụng trong một tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24'
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02'
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54'
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00'
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28'
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.