Xuất khẩu hiệu quả thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới
Các doanh nghiệp sản xuất, kể cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể tận dụng kênh thương mại điện tử để xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng quốc tế, tăng thêm doanh thu và mức độ hiện diện.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới” do Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức chiều 7/6.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, tăng trưởng thần tốc và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới là giải pháp hữu hiệu, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu trực tuyến không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng, tăng phạm vi tiếp cận thị trường mà còn góp phần đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.
Báo cáo Thương mại điện tử năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025.Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC nhấn mạnh, xuất khẩu trực tuyến thông qua nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành hướng đi của nhiều doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh hậu COVID-19 và sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của khách hàng thị trường thương mại điện tử càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Theo ông Trần Phú Lữ, thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành và hoạt động so với việc mở rộng truyền thống qua các chi nhánh nước ngoài, giúp tối ưu hóa quản lý hàng hóa, quản lý kho và giao hàng, tận dụng các đối tác vận chuyển toàn cầu. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, chính sách giao hàng và dịch vụ hậu mãi giúp xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả thương mại điện tử xuyên biên giới và hạn chế nhưng rủi ro, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và tuân thủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, bảo mật thông tin của khách hàng, chính sách giao dịch và quy định về thuế, hải quan, quy định về bản quyền, thương hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ.Bà Trần Văn Phương Trinh, Quản lý tài khoản cấp cao Amazon global selling Việt Nam thông tin thêm, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD tăng vọt gần gấp 10 lần.
Có thể kể đến những thương hiệu của Việt Nam đã thành công khi tham gia xuất khẩu thông qua Amazon như gốm sứ Minh Long, đồ dùng nhà bếp Sunhouse, nội thất BeeFunrni, nông sản Lafooco… Thông qua nền tảng của Amazon, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tuyến với hơn 2 tỷ người mỗi năm ở các thị trường khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và rất nhiều quốc gia khác như Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, ...
Theo bà Trần Văn Phương Trinh, năm 2023, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon tăng 50%; số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 40%. Top 5 ngành hàng bán chạy nhất trên Amazon là sản phẩm nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, hàng may mạc, sản phẩm làm đẹp. Các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ chỉ càn có sản phẩm và quy trình sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường đều có thể tận dụng kênh thương mại điện tử để xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.
Với sự hỗ trợ của công nghệ và các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động tiếp nhận đơn hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, kiểm soát và vận hành hoạt động bán hàng một cách hiệu quả.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
07:58' - 07/06/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn
18:19' - 04/06/2024
Các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại điện tử đối mặt với nhiều thách thức
17:22' - 04/06/2024
Người tiêu dùng Việt Nam phải đối mặt với 3 thách thức lớn trong thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết xuất xứ, Bộ Công Thương yêu cầu quản lý chặt nguyên liệu sản xuất
17:24'
Nhằm chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản số 2515/BCT-XNK về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
-
DN cần biết
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ cao
14:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết: Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ cao...
-
DN cần biết
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế
13:49'
Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Mời gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
12:27'
Thành phố Huế đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô giai đoạn 2025 – 2026, góp phần thay đổi diện mạo mới cho vùng kinh tế trọng điểm cửa ngõ phía Nam của thành phố.
-
DN cần biết
Bình Thuận gỡ khó cho dự án Tổ hợp khu du lịch 6.400 tỷ đồng
12:27'
Tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4/7/2008 và thay đổi lần 5 ngày 8/10/2014 với diện tích đầu tư gần 1.000 ha.
-
DN cần biết
Điều tiết phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
22:19' - 10/04/2025
Tấy cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ thực hiện di chuyển vào Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn (xã Phú Xá và xã Thuy Hùng, huyện Cao Lộc) để dừng đỗ.
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48' - 10/04/2025
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47' - 10/04/2025
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09' - 09/04/2025
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.