Xuất khẩu hồ tiêu giảm về lượng nhưng tăng về giá trị
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 28.162 tấn hồ tiêu các loại, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,2%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng nhẹ 0,1%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 142.586 tấn hồ tiêu các loại, giảm 6,8% về lượng nhưng tăng 30,5% về giá trị.
Cụ thể, trong tháng 6, xuất khẩu tiêu đen đạt 24.988 tấn, tiêu trắng đạt 3.174 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 141,1 triệu USD, tiêu đen đạt 122,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 18,9 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng 6 đạt 5.067 USD/tấn, tăng 11,5%; giá xuất khẩu tiêu trắng đạt 6.922 USD/tấn, tăng 13,4% so với tháng trước.
Tính chung nửa đầu năm, lượng tiêu đen xuất khẩu đạt 125.959 tấn, tiêu trắng đạt 16.627 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 634,2 triệu USD, tiêu đen đạt 539,9 triệu USD, tiêu trắng đóng góp 94,3 triệu USD.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 37.435 tấn, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 26,3% thị phần. Tiếp đó các thị trường như: Đức với 9.526 tấn, tăng 106,7%; thị trường UAE đạt 8.388 tấn, tăng 15,2%; xuất sang Ấn Độ đạt 8.173 tấn, tăng 45,7%, sang Hà Lan đạt 6.019 tấn, tăng 52,1%. Riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm tới85,2%, đạt 7.453 tấn.
Các thị trường xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu của Việt Nam là Đức với 2.454 tấn, thị trường Mỹ đạt 2.044 tấn, Hà Lan đạt 1.779 tấn, Thái Lan đạt 1.732 tấn và Trung Quốc 1.567 tấn.
Ở chiều ngược lại, 6 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu 18.002 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 16.357 tấn, tiêu trắng đạt 1.645 tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam bao gồm Brazil, Campuchia và Indonesia.
Theo các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng cao dù sản lượng xuất khẩu giảm là do giá tiêu liên tục tăng trong nửa đầu năm nay. Hiện, giá xuất khẩu bình quân của hồ tiêu Việt Nam đã tăng 1.000 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, giá tiêu đen đạt hơn 4.300 USD/tấn, tiêu trắng đạt gần 6.000 USD/tấn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá hồ tiêu tăng mạnh là sản lượng tiêu toàn cầu giảm đáng kể do hiện tượng El Nino và diện tích trồng suy giảm. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng lượng hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang năm nay hầu như không đáng kể, trong khi nhu cầu sử dụng hồ tiêu tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc lại tăng mạnh.
Theo nhận định của VPSA, sản lượng tiêu của Việt Nam trong năm 2024 ước giảm 10% so với năm 2023, chỉ còn khoảng 170.000 tấn. Đây là mức thấp nhất 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, một quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn khác là Brazil đang bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán kéo dài. Sản lượng hồ tiêu của Brazil dự kiến thấp nhất trong nhiều năm, giảm 20 – 40% so với năm trước. Nguồn cung hồ tiêu sụt giảm sẽ giúp giá hồ tiêu giữ ở mức cao trong một thời gian nữa.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu lớn cho biết, giá hồ tiêu đang trong chu kỳ tăng giá và có thể lập thêm đỉnh mới tuỳ vào từng thời điểm. Tuy nhiên, không có chu kỳ nào kéo dài mãi, do đó cả người dân và doanh nghiệp phải lường trước khả năng giá tiêu sẽ hạ nhiệt để điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho hiệu quả, tránh mở rộng diện tích tràn lan hay ký hợp đồng mua xa, bán xa rất dễ gặp rủi ro.
Cũng theo VPSA, 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 44.528 tấn quế, thu về 126,9 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 lượng xuất khẩu tăng 3,9% tuy nhiên kim ngạch giảm 1,8%. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam chiếm 33,5% đạt 15.040 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ giảm 13,5%.
Tiếp theo là Hoa Kỳ chiếm 11,5% đạt 5.160 tấn và tăng 3,2%; Bangladesh chiếm 10,9% đạt 4.882 tấn và tăng 14,3% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu 2.734 tấn quế, kim ngạch đạt 6,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu giảm 75,4%, kim ngạch giảm 77,6%. Đáng chú ý nhập khẩu từ Trung Quốc giảm đến 88%; trong khi đó nhập khẩu từ Indonesia tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu mặt hàng hoa hồi ghi nhận sự sụt giảm cả về sản lượng và giá trị. Theo đó, tính đến hết tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 7.023 tấn hoa hồi, kim ngạch đạt 34,2 triệu USD, giảm 5,6%về lượng và 25,3% về giá trị so với cùng kỳ. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam, tiếp theo là Mỹ và Trung Quốc.
Trái ngược với quế và hoa hồi, xuất khẩu ớt 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng 5,3% về lượng và 31,7% giá trị với sản lượng đạt 7.326 tấn, thu về 17,9 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu ớt hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Mỹ.
Xuất khẩu gừng, nghệ và các gia vị khác đạt 17.280 tấn, thu về 33 triệu USD; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 33,6% về lượng nhưng giá trị tăng 5,1%.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sẽ gặp gỡ trao đổi về vụ rút ruột hồ tiêu
16:04' - 12/06/2024
Dự kiến sáng ngày mai (13/6), hai bên sẽ có buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi làm rõ nguyên nhân sự việc và có biện pháp gia tăng an ninh, an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, cà phê phản ánh tình trạng bị “rút ruột”
16:31' - 11/06/2024
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, thời gian gần đây một số doanh nghiệp hội viên phản ánh tình trạng hàng xuất khẩu bị “rút ruột” khiến đối tác mua không nhận đủ số lượng như đã giao.
-
Hàng hoá
Nguồn cung giảm, giá hồ tiêu tiếp tục tăng
15:58' - 15/05/2024
Giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng, trong khi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giảm về lượng nhưng tăng về giá trị
13:34' - 08/05/2024
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giảm về lượng nhưng tăng về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đứng vững giữa loạt yếu tố trái chiều
15:31' - 20/11/2024
Giá dầu duy trì ổn định trong phiên thứ hai liên tiếp vào chiều 20/11, khi có lo ngại về leo thang căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga.