Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sẽ vượt xa mục tiêu 44 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 82,67 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu ước đạt gần 43,48 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu khoảng 39,18 tỷ USD, tăng 39%.
Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản gần 4,3 tỷ USD, giảm 56,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng 11/2020 và tăng 5,8% so với tháng 10/2021. Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2%.Với kết quả này, thì mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp đặt ra với con số 44 tỷ USD cho năm 2021 là hoàn toàn đạt được và sẽ vượt mục tiêu khá cao.
Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 19,3 tỷ USD, tăng 13,7%; lâm sản chính đạt khoảng 14,3 tỷ USD, tăng 20,9%; thủy sản đạt trên 7,9 tỷ USD, tăng 3,5%; chăn nuôi ước đạt 393 triệu USD, tăng 4,0%; nhóm đầu vào sản xuất trên 1,5 tỷ USD, tăng 25,9%. Những sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế… Riêng tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu có cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, cụ thể: cao su tăng 40,5% giá trị; gạo tăng 7,3%; hạt điều tăng 14,6%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 23%). Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm 6,7% nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng tăng 54,4% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44%. Hồ tiêu cũng là mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng cao nhất từ đầu năm đến nay với mức trên 54%. Mặt hàng cà phê cũng có khối lượng giảm 4,4% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 5,9%, nhờ giá tăng gần 11%. Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 43,1% thị phần, châu Mỹ 29,6%, châu Âu 11,5%, châu Phi 1,9%, châu Đại Dương 1,6%.Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 11,9 tỷ USD, chiếm 27,5% thị phần; trong đó giá trị nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 67,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc gần 8,4 tỷ USD, chiếm 19,2% thị phần; riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,3% tỷ trọng. Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 6,9%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hai Tổ công tác phía Nam và phía Bắc của Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã,… khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong lưu thông, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.Thường xuyên tổ chức/phối hợp tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội nghị trực tuyến kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ nông sản, phát triển ngành hàng.
Các đơn vị chuyên mốn tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Australia, Braxin, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga...; xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Đặc biệt với những quy định mới của Trung Quốc về Quản lý và đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc (Lệnh 248) và Công hàm số 353/2021 của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc về hướng dẫn triển khai đăng ký doanh nghiệp nước ngoài, các đơn vị tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp thiện hồ sơ để tránh gián đoạn trong xuất khẩu sang thị trường này.Bộ cập nhật 63 thông báo biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) của Ban thư ký WTO; trong đó có 48 Thông báo lấy ý kiến Thành viên WTO, 15 quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật có hiệu lực.
Về nhập khẩu, kim ngạch các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 11 tháng ước khoảng 39,2 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 24,9 tỷ USD, tăng 54,2%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt trên 3,1 tỷ USD, giảm 1,8%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 11%; nhóm lâm sản chính khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 260,5%; nhóm đầu vào sản xuất trên 6,6 tỷ USD, tăng 33,6%. Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất đạt gần 3,5 tỷ USD, chiếm 8,9% thị phần; trong đó mặt hàng bông chiếm 35,5% giá trị. Tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 3,3 tỷ USD, chiếm 8,5%; riêng mặt hàng điều chiếm gần 61,7%./.>>>Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2021
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Canada còn nhiều dư địa
10:59' - 02/12/2021
9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trường nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng trở lại do nhu cầu tăng trưởng mạnh của Canada, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 3% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu
15:00' - 01/12/2021
Phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại.
-
Thị trường
Nắm vững quy định để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU
14:29' - 01/12/2021
Muốn thâm nhập được vào thị trường EU thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20'
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27'
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09'
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36'
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.