Xuất khẩu rau quả 6 tháng tăng 17,4%
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, trong tháng 6/2021, xuất khẩu rau quả đạt trên 356 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt trên 2,063 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm đạt 686 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngành hàng rau quả xuất siêu 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.Theo đó, xuất khẩu sang Mỹ 6 tháng đầu năm nay có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 116%, sang Nhật Bản tăng 109%. Về tỷ trọng, Trung Quốc đóng góp gần 62% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.
Sau nhiều đợt gián đoạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu tháng 6/2021 các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về kiểm dịch thực vật để đơn giản hóa quy trình thủ tục và rút ngắn thời gian thông quan cho xuất khẩu trái cây tươi. Theo đó, các cơ quan hải quan và kiểm dịch của Trung Quốc sẽ kiểm tra ngẫu nhiên trái cây Việt Nam và miễn trừ kiểm tra vải tươi từ Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đang thuận lợi, đa số các mặt hàng đều có kim ngạch vượt xa cùng kỳ 2020, thậm chí xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái. Một số nhóm mặt hàng trái cây có mức tăng sản lượng xuất khẩu ấn tượng trong nửa đầu năm 2021 có thể kể tới như: thanh long đạt 1,2 triệu tấn, tăng 138%; dưa hấu 290 nghìn tấn, tăng gần 132%. Riêng đối với quả vải, hiện đã xuất khẩu được hơn 51 nghìn tấn, với mức tăng khoảng 44% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trung bình trong những năm gần đây ở mức từ 3,3 – 3,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đa số rơi vào các mặt hàng truyền thống, đã được cấp phép xuất khẩu chính thức. Tính đến thời điểm hiện tại, có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc bao gồm: thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm và măng cụt. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã cho xuất khẩu tạm thời hai mặt hàng là khoai lang và sầu riêng.Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang phối hợp với các địa phương để hoàn tất hồ sơ gửi phía Trung Quốc để đưa các sản phẩm này vào danh sách xuất khẩu chính ngạch. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường thêm cho các loại trái cây khác như bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa,…
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, thị trường Trung Quốc hiện nay không còn "dễ tính" như trước. Các quy định mới về hàng hóa, nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc đòi hỏi rất cao không chỉ về chất lượng, mà mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói, đặc biệt là rất chú trọng mã số vùng trồng.Do đó, để xuất khẩu bền vững sang thị trường này, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đảm bảo minh bạch, an toàn đối với nông sản./.
>>Bình Định đã đạt 55,8% kế hoạch xuất khẩu
Tin liên quan
-
Thị trường
Triển vọng cho xuất khẩu thủy sản cán đích 9 tỷ USD
11:58' - 05/07/2021
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 6/2021 đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 4,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
6 mặt hàng xuất khẩu trên 8 tỷ USD
07:06' - 05/07/2021
Trong 6 tháng năm 2021, có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56'
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12'
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09'
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm