Xuất khẩu tôm đổi hướng thị trường những tháng cuối năm
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn đó là giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường thấp do phải cạnh tranh với sản phẩm đến từ Ecuador, Ấn Độ.
Vấn đề nữa là dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, chưa được khắc phục, có khả năng gây thiếu nguyên liệu cho chế biến trong nửa cuối năm 2024. Các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam đổi hướng thị trường trong những tháng cuối năm 2024.
Đại diện VASEP cho biết, tại thị trường Mỹ, lạm phát vẫn cao. Cước tàu biển cũng tăng đột biến lên 40% nữa từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên thị trường Mỹ.
VASEP dự báo, những tháng tiếp theo cho đến cuối năm, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc do Mỹ áp thuế cao. Vì vậy, tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực về giá đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con...
Chuyên gia Phùng Thị Kim Thu cho rằng, theo quy luật thị trường, kể từ quý III trở đi là giai đoạn các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho dịp lễ, Tết cuối năm. Do đó, giá tôm từ quý III trở đi nhiều khả năng sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện tại, nhưng cũng khó có khả năng tăng mạnh.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Ví dụ như thị trường Mỹ tuy có sức tiêu thụ lớn nhưng tôm Việt gặp bất lợi trong cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuador và Ấn Độ và gần đây là giá cước vận tải tăng mạnh.
Do đó, hầu hết doanh nghiệp đều giảm tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này; chuyển hướng sang các thị trường gần như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc… Có doanh nghiệp chủ động về hoạt động nuôi, đề ra giải pháp nuôi và thu hoạch để bán được giá tốt hơn.
Những tháng cuối năm, kỳ vọng các thị trường nhập khẩu chính sẽ có tín hiệu tốt hơn. Các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu phục hồi và giá tăng trở lại. Nếu đúng theo kịch bản này thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, đảm bảo mục tiêu về đích của ngành tôm năm 2024, bà Thu cho biết thêm.
Hiện nay, các quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên liệu tôm giá rẻ như Ecuador và Ấn Độ cũng đang dần định hướng phát triển sản phẩm tôm chế biến để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hướng đi này được xem như là giải pháp vượt rào thuế chống bán phá giá tại Mỹ hay các quỹ định cạnh tranh tại thị trường châu Âu.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, khả năng đẩy mạnh năng lực chế biến tôm của hai quốc gia Ecuador và Ấn Độ hoàn toàn khác biệt với ngành tôm Việt Nam.
Nguyên nhân chính là vì nguồn nguyên liệu tôm của hai quốc gia này quá lớn, cộng với làm mặt hàng chế biến mất nhiều thời gian hơn, đòi hỏi trình độ lao động trong sản phẩm nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn đánh vào phân khúc thị trường sản phẩm tôm chế biến sâu có thể trở thành lợi thế của tôm Việt Nam.
Ở phân khúc thị trường này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung vào mẫu mã đẹp, đồng đều và chất lượng ổn định. Nếu các quốc gia Ecuador và Ấn Độ tập trung vào thị trường châu Âu thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hướng sản phẩm của mình vào thị trường châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Lê Văn Quang Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú nhận định, nhiều mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam có giá trị tăng cao mà những quốc gia Ecuador và Ấn Độ không chế biến được hoặc chế biến được ít. Gần đây, các nước sản xuất tôm nguyên liệu đều đã bắt đầu tham gia cuộc đua chế biến.
Chẳng hạn, Ecuador có dây chuyền sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng khoảng 91 tấn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu/ngày. Còn Ấn Độ cũng có chiến lược đầu tư chế biến sâu làm vũ khí cạnh tranh.
Ecuador và Ấn Độ đang có giá thành tôm nguyên liệu rất rẻ, chưa kể vị trí địa lý cũng gần với những thị trường chính như châu Âu và Mỹ. Thậm chí, Trung Quốc có tới 1.000 nhà máy chế biến tôm, từ nhập khẩu tôm nguyên liệu để phục vụ nội địa nhưng lại nhập khẩu nhiều tôm sú luộc của Việt Nam.
Tôm Việt có chỗ đứng ở nhiều thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Anh, Mỹ, EU... Theo các chuyên gia, tôm Việt chế biến rất phong phú, trình độ chế biến chung của doanh nghiệp được thị trường ngoại đánh giá cao, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn.
Hiện Việt Nam có nhiều sản phẩm tôm giá trị gia tăng nổi bật như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng...
Đặc biệt, hàng giá trị gia tăng của Việt Nam tại thị trường Nhật vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nguồn cung khác như Ấn Độ, Ecuador. Đó là chưa kể người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian nên sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến ngày càng được chú ý.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ninh Thuận kết nối cung cầu tôm giống tại Cà Mau
16:52' - 30/07/2024
Ngày 30/7, tại Cà Mau đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, kết nối cung cầu tôm giống tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Cà Mau.
-
DN cần biết
Lần đầu tiên tổ chức lễ hội tôm hùm ở Cam Ranh
11:29' - 28/07/2024
Ngày 28/7, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, UBND thành phố Cam Ranh đã tổ chức họp báo giới thiệu về Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh - năm 2024 với chủ đề “Vịnh xanh bừng sáng”.
-
DN cần biết
Indonesia cấp phép cho 3 công ty của Việt Nam nuôi tôm hùm giống
07:30' - 26/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia cho biết có 3 trong số 5 công ty Việt Nam đã được cấp phép nuôi tôm hùm giống ở nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhu cầu yếu và nguồn cung tăng gây áp lực với gạo châu Á
19:04' - 17/05/2025
Giá gạo tại các trung tâm xuất khẩu lớn của châu Á giảm trong tuần này do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại TP Cẩm Phả
16:18' - 16/05/2025
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho lạnh của cơ sở này có trên 2,1 tấn thực phẩm gồm: mỡ lợn, mực ống, ruốc gà, vụn cá…không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn chịu áp lực do triển vọng nguồn cung gia tăng
14:54' - 16/05/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên 16/5 do áp lực nguồn cung gia tăng nhờ triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân Iran.
-
Hàng hoá
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức khi giao dịch mua bán ô tô
09:47' - 16/05/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị người tiêu dùng nâng cao nhận thức pháp lý, cảnh giác với giao dịch không minh bạch và chủ động phản ánh hành vi vi phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.
-
Hàng hoá
Tiến triển trong đàm phán Mỹ - Iran kéo giá dầu thế giới đi xuống
08:16' - 16/05/2025
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên giao dịch 15/5 do khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran làm dấy lên dự báo về nguồn cung dầu thô toàn cầu gia tăng.
-
Hàng hoá
Chặn đứng 40.000 gói rong biển trôi nổi chuẩn bị tuồn ra thị trường
15:47' - 15/05/2025
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phát hiện 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ. Vụ việc cho thấy tình trạng gian lận thương mại đang diễn biến phức tạp.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng về thỏa thuận Mỹ-Iran khiến dầu châu Á rớt giá
15:03' - 15/05/2025
Chiều 15/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 2 USD giữa kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đảo chiều tăng trở lại từ 15h chiều nay 15/5
14:51' - 15/05/2025
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả… đã đảo chiều tăng trở lại từ 15 giờ hôm nay 15/5 sau 2 kỳ điều hành liên tục giảm giá.
-
Hàng hoá
Xử lý gần 800 kg thịt lợn bẩn trước khi ra thị trường
14:42' - 15/05/2025
Lực lượng chức năng Vĩnh Phúc vừa kiểm tra đột xuất một nhà hàng tại TP Vĩnh Yên và phát hiện gần 800 kg thịt lợn bốc mùi, không có dấu kiểm soát giết mổ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.